SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động trên nền công nghệ IoT

Cháy rừng đã gây ra những thiệt hại to lớn về người và của, làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Sự ô nhiễm không khí mà nó gây ra còn lớn gấp nhiều lần so với khí thải công nghiệp. Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy từ năm 1963 đến năm 2002, tổng số vụ cháy rừng trên 47.000 vụ, diện tích thiệt hại khoảng 633.000 ha.

Mặc dù vậy, công tác dự báo cháy rừng vẫn chỉ chủ yếu dựa vào phương pháp thủ công, sử dụng lực lượng kiểm lâm tuần tra giám sát các khu vực rừng nên hiệu quả giám sát không cao, phạm vi theo dõi bị giới hạn do yếu tố địa hình và quy mô lực lượng nên khả năng dự báo cháy kém. Theo nhu cầu cấp thiết của ngành Kiểm lâm, nhóm tác giả của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu thiết kế biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động trên nền công nghệ IoT, nhằm khắc phục các nhược điểm của biển báo hiệu thủ công được dùng như trước đây như: tốn thời gian, công sức, không đảm bảo tính kịp thời thông tin cấp dự báo cháy rừng trong công tác phòng chống cháy rừng.

Mô hình tự động điều khiển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng hoạt động như sau: (1) Nhận thông tin nhiệt độ, độ ẩm và tính toán cấp dự báo cháy rừng; (2) Điều khiển vị trí kim quay vào vị trí chính xác của các cấp dự báo cháy rừng; (3) Gửi tin nhắn cho người quản lý, người có thẩm quyền. Và người điều khiển biển có thể sử dụng tin nhắn điều khiển biển và kim quay trong những trường hợp khẩn cấp.

Hiện nay, sản phẩm “biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động” đã hoàn thiện và chuyển giao cho Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin Lâm nghiệp (FIS) thử nghiệm ứng dụng thực tế tại một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu ngành Kiểm lâm trong việc nâng cao chất lượng của hệ thống dự báo cháy rừng.

Đây là nội dung của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tự động hóa ngày nay, số 235, năm 2020 hiện đang được lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI)

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú khác, như:

  1. Công nghệ lưu trữ năng lượng nào cho các nhà máy điện năng lượng tái tạo.
  2. Thiết kế và thi công Module thực hành ZEN.
  3. Thực nghiệm sức cản gây mất mát năng lượng dòng chảy trong mạng đường ống dẫn chất lỏng.
  4. Tổng quan về công nghệ sạc pin cho xe điện.
  5. Ứng dụng biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động trên nền công nghệ IOT.
  6. Xây dựng phương pháp ước lượng trạng thái sạc của pin Lithium - Ion trong hệ thống quản lý pin cho xe điện (phần 2).

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Lý Thị Tần (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả