SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu tập đoàn giống ngô nếp địa phương miền Trung gieo trồng trong điều kiện sinh thái Thừa Thiên-Huế.

Để góp phần đa dạng các giống ngô trong sản xuất và để tăng thêm nguồn gen quý trong công tác lai tạo, nhóm nghiên cứu gồm PGS.TS Trần Văn Minh (Trường Đại Học Nông Lâm Huế), Lê Thị Hoa (Trường Đại Học Nông Lâm Huế) cùng các cộng tác viên đã tiến hành nghiên cứu tập đoàn giống ngô nếp địa phương miền Trung gieo trồng trong điều kiện sinh thái Thừa Thiên-Huế.

Ngô được xếp vào loại lương thực chính, sau lúa. Đặc điểm nổi bật nhất của ngô là thích nghi rộng với các điều kiện sinh thái. Ở miền Trung do đặc điểm khí hậu thời tiết khắc nghiệt, đất đai nghèo dinh dưỡng và do gieo trồng các giống có năng suất thấp, nên năng suất ngô thường thấp hơn các vùng khác. Vấn đề đặt ra là phải xác định được những giống ngô có triển vọng, phù hợp với điều kiện sản xuất miền Trung, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, giá thành rẻ, hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Mẫu ngô nếp được nghiên cứu trong đề tài này được tuyển chọn từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, thực nghiệm được tiến hành ở Thừa Thiên-Huế, trong các vụ Đông xuân 2002-2003 và 2004-2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giống thí nghiệm đều có khả năng chống đổ tốt, thích nghi với các điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế; thời gian sinh trưởng khoảng 70 đến 91 ngày; sự chênh lệch năng suất giữa các giống khá lớn; giống có năng suất cao nhất là giống nếp Tuy Hòa-Phú Yên (65,65 tạ/ha), nếp Lý Sơn-Quảng Ngãi (64,46 tạ/ha), các giống còn lại trung bình từ 50-60 tạ/ha

HT (Theo Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Nghiệp-số 18-T11/2007)