SpStinet - vwpChiTiet

 

Đa dạng vi sinh vật tại biển đảo Cát Bà

Đề tài do nhóm tác giả Lại Thúy Hiền, Vương Thị Nga, Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Bá Tú (Viện Công nghệ Sinh học) thực hiện giúp sử dụng hợp lý các vi sinh vật trong việc xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhóm tác giả lấy mẫu bùn ở độ sâu 12m bằng gầu Perterson và mẫu nước được lấy bằng Batometer ở vịnh Lan Hải, Cát Bà, Hải Phòng rồi tiến hành phân tích. Kết quả cho thấy, trong các mẫu nước và trầm tích lấy từ độ sâu 4-12 m tại khu vực đảo Cát Bà cho thấy số lượng các nhóm vi sinh vật ở các mẫu trầm tích cao hơn với các mẫu nước bề mặt từ 101- 103. Thành phần các nhóm vi sinh vật ở đây rất đa dạng, phong phú với những kích thước khác nhau: vi khuẩn HK (105-107), LM (104-107) , SDHC (104-105-), NtiH (101-105) -NtaH (101-106), KN (5.101-106), vi khuẩn KSF (101-105-), NM (4.101-105).
Ngoài ra dựa vào những đặc điểm, hình thái, sinh lý và khóa phân loại - , kết hợp với kết quả phân tích 16S rARN, đề tài đã xác định được vị trí phân loại và sự đa dạng của một số loài vi sinh vật ở đảo Cát Bà: Acinetoba johnsonii, Pseudomonas, Flavobacterium, Bacillus, Janibater, Sphingomonas….

BH (Theo Tạp chí Sinh học, tập 29, số 4/07)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả