SpStinet - vwpChiTiet

 

Nhận xét mật độ xương đỉnh của người trưởng thành bằng phương pháp Dexa

Đề tài do nhóm tác giả gồm Đặng Hồng Hoa, Trần Nam Chung (Bệnh Viện E), Trần Thị Tô Châu (Bệnh Viện Bạch Mai) và Đoàn Văn Đệ (Học Viện Quân Y) thực hiện nhằm xác định mật độ xương đỉnh của người Việt Nam trưởng thành ở các vị trí trên cơ thể bằng phương pháp Dexa (đo hấp thụ tia X năng lượng kép - Dual Ebergy X-ray absorptiometry- DEXA).

Loãng xương là một trong những nguyên nhân chính gây đau xương, gãy xương, dẫn đến giảm khả năng vận động, sống lệ thuộc, thậm chí tử vong. Hiện nay nước ta đã sử dụng nhiều máy chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp Dexa nhưng kết quả đo lại được so sánh với chỉ số bình thường của quần thể người Châu Á. Trên thực tế, người Việt Nam có những chỉ tiêu nhân trắc và điều kiện dinh dưỡng rất khác biệt so với các quốc gia khác ở châu Á, vì vậy việc xác định mật độ xương đỉnh ở các vị trí khác nhau của người Việt Nam trưởng thành là rất quan trọng.
Nghiên cứu được tiến hành trên 729 người khỏe mạnh, tuổi từ 15-76, đến đo mật độ xương vùng cổ xương đùi và cột sống thắt lưng tại Bệnh Viện E từ 10/2005 - 12/2006. Kết quả cho thấy, mật độ xương ở nữ thấp hơn nam giới ở các vị trí đo, có ý nghĩa thống kê với p<0,05; mật độ xương vùng cổ xương đùi thấp hơn ở cột sống thắt lưng (p<0,01); mật độ xương đạt giá trị cao nhất ở độ tuổi 22-30; tỷ lệ loãng xương chung trong cộng đồng là 7,1% ở cột sống thắt lưng, 3% ở cổ xương đùi; chỉ số T-score của người Việt Nam thấp hơn so với chỉ số của người Châu Á, có ý nghĩa thớng kê với p<0,001.
Kết quả này phù hợp với thực tế người Việt Nam có tầm vóc khung xương bé nhỏ hơn và chế độ dinh dưỡng còn thiếu canxi trong khẩu phần ăn so với quần thể người Châu Á. Đó cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây loãng xương ở người Việt Nam đã được nhiều tác giả nhắc tới.

LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 10/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả