SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng sản xuất là rừng gỗ nghèo, lá rộng thường xanh và nửa rụng lá ở các vùng sinh thái khác nhau

Đề tài do tác giả Trần Văn Con (Viện khoa học Lâm nghiệp) thực hiện nhằm xác định đặc điểm lâm học của rừng thứ sinh nghèo làm cơ sở đề xuất các tiêu chí lâm học cho rừng nghèo kiệt được cải tạo.

Tác giả tiến hành nghiên cứu đối với rừng sản xuất là rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá qua việc xác định đặc điểm về tổ thành loài; trữ lượng và chất lượng của rừng tái sinh nghèo; khả năng phục hồi bằng quá trình tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh nghèo.

Kết quả cho thấy, rừng gỗ nghèo ở các vùng sinh thái khác nhau có sự khác nhau trong các chỉ tiêu lâm học. Về đa dạng loài, sự khác nhau giữa các vùng sinh thái không lớn, biến thiên từ 32-36 loài/ha. Vùng duyên hải miền Trung (DHMT) có số loài bình quân cao nhất là 36. Mật độ cây ở tầng cao biến thiên từ 360 (BTB- Bắc Trung bộ) -410 cây/ha (DHMT). Sự khác biệt rõ rệt nhất là ở chỉ tiêu trữ lượng rừng với biến thiên từ 58-82 m3/ha, theo thứ tự thấp dần của các vùng sinh thái như sau: TN (Tây Nguyên)>ĐNB (Đông Nam Bộ)>BTB (Bắc Trung bộ)>DHMT>TB (Tây bắc).
Khả năng phục hồi rừng thể hiện qua số cây tái sinh mục đích và cây mẹ gieo giống biến động rất lớn từ 58-82% trên tất cả các vùng. Điều này chứng tỏ những diện tích rừng nghèo có khả năng phục hồi bằng quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên của rừng nhưng cũng có nhiều diện tích quá trình phục hồi tự nhiên rất hạn chế cần phải có tác động điều chỉnh của con người như: xúc tiến tự nhiên, làm giàu hoặc cải tạo rừng...
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để xác định các tiêu chí lâm học nhằm lựa chọn các giải pháp lâm sinh thích hợp và đạt hiệu quả kinh tế.

BH (Theo NN&PTNT, số 4/08)

 

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả