SpStinet - vwpChiTiet

 

Phình giả động mạch lách sau chấn thương: 5 trường hợp tại Bệnh viện tỉnh Bình Dương, trên bệnh nhân điều trị bằng phương pháp theo dõi bảo tồn

Đề tài do nhóm tác giả Trần Văn Đáng, Văn Tần, Nguyễn Văn Xuyên, Nguyễn Văn Tính, Ngô Minh Nhựt, Nguyễn Thị Mỹ Oanh, Nguyễn Thị Bích Thu, Trần Tuệ Nhi, Nguyễn Xuân Cúc thực hiện trình bày 5 trường hợp bệnh nhân có phình giả động mạch lách vào thời gian trong khi nằm viện và sau khi xuất viện trong loạt nghiên cứu 70 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp theo dõi bảo tồn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương.

Theo đó, phình giả động mạch lách cùng với ap-xe lách là biến chứng muộn sau chấn thương lách, tuy nhiên nếu không quan tâm đúng mức phình giả động mạch lách sẽ gây chảy máu muộn trong ổ bụng và trong một số trường hợp nó cũng được xem như là nguyên nhân của vỡ lách thì hai, có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy một kế hoạch theo dõi bệnh nhân sau chấn thương lách được điều trị bảo tồn là điều cần phỉ đưa ra để ngăn ngừa biến chứng trên.
Siêu âm Doppler màu được xem là phương tiện đáng tin cậy để tầm soát phình giả động mạch lách với sự xuất hiện của hình ảnh dòng máu chảy trong vùng giảm âm trong lách bị tổn thương. Cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) cũng cho kết qủa tốt, tuy nhiên nó không được sử dụng phổ biến vì giá thành cao.
Phương pháp gây tắc mạch máu cục bộ nơi có khối phình để điều trị phình giả động mạch lách là một ưu tiên chọn lựa hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay tại các tuyến y tế cấp tỉnh của Việt Nam, với túi phình có kích thước lớn hơn 20 mm đường kính, cắt lách để điều trị phình giả động mạch lách cũng là lựa chọn hợp lý; các trường hợp túi phình nhỏ hơn 20 mm đường kính cần theo dõi thường xuyên vì tổn thương này có thể tự khỏi cùng với mô lách.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 1/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả