SpStinet - vwpChiTiet

 

Nhận xét kết quả điều trị chậm liền xương và khớp giả xương cánh tay tại bệnh viện 103

Đề tài do tác giả Phạm Đăng Ninh (bệnh viện 103) thực hiện nghiên cứu điều trị chậm liền xương và khớp giả vô khuẩn thân xương cánh tay ở người lớn bằng phẫu thuật kết xương nẹp vít + ghép xương mào chậu tự thân nhằm tổng kết đánh giá chất lượng chẩn đoán và điều trị loại tổn thương phức tạp này.

Nghiên cứu tiến hành với 31 bệnh nhân được chẩn đoán là chậm liền xương và khớp giả ổ gãy thân xương cánh tay được điều trị bằng phương pháp kết xương nẹp vít + ghép xương mào chậu tự thân tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện 103 trong thời gian từ tháng 1/2000 đến 4/2004; tuổi trung bình 40,05, cao tuổi nhất là 60, nhỏ tuổi nhất là 17; nguyên nhân tai nạn giao thông (14 bệnh nhân), tai nạn lao động (10 bệnh nhân), tai nạn sinh hoạt (7 bệnh nhân); thời gian từ khi bị gãy xương đến lúc vào điều trị: > 3 tháng – 6 tháng (11 bệnh nhân), > 6 tháng – 12 tháng (9 bệnh nhân), > 12 - 24 tháng (7 bệnh nhân), > 24 tháng (4 bệnh nhân)…
Kết quả gần, diễn biến tại vết mổ liền kỳ đầu 28 bệnh nhân, nhiễm khuẩn nông 3 bệnh nhân; 100% bệnh nhân sau mổ ghép xương được kiểm tra XQ (29 bệnh nhân ổ gãy được nắn chỉnh thẳng trục hết đi lệch; 2 bệnh nhân ổ gãy còn lệch ít, không có biến chứng…). Kết quả xa, có 27 bệnh nhân được đánh giá kết quả xa chiếm tỷ lệ 87,10%; thời gian theo dõi trung bình 25,40 tháng (lâu nhất là 53 tháng, ngắn nhất là 13 tháng); tình trạng sẹo mổ, có 22 bệnh nhân sẹo mềm mại, 5 bệnh nhân sẹo lồi…; liền xương thẳng trục hết đi lệch là 26 bệnh nhân (96,30%).
Kết quả thu được, mối quan tâm, tự nguyện tham gia chương trình của các phòng xét nghiệm tăng rất rõ: giai đoạn 1 (tháng 6/2006) chỉ có 60% số phòng xét nghiệm gởi trả kết quả; giai đoạn 2 (tháng 6/2007) tỷ lệ này là 85%. Một số xét nghiệm được thực hiện khả quan: xét nghiệm đạt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn của Úc (ALT: 76% số phòng xét nghiệm tham gia; Acid uric: 62% số phòng xét nghiệm tham gia); xét nghiệm có hệ số biến thiên (CV) thấp: nhóm xét nghiệm điện giải: natri (sodium): CV: 4,1% (mẫu kiểm tra mức 1), 4,3% (mức 2). Kết quả nghiên cứu chỉ ra 1 số xét nghiệm có hệ số biến thiên (CV) quá cao, còn cần nhiều cải thiện: ALP (phosphattase kiềm): CV: 24,6% (mẫu kiểm tra mức 1), 29% (mức 2); Bilirubin toàn phần: CV: 13,8% (mẫu kiểm tra mức 1), 15,7% (mức 2); Calci: CV: 22,9% (mẫu kiểm tra mức 1), 36,8% (mức 2); GGT: CV: 17,1% (mẫu kiểm tra mức 1), 17,4% (mức 2); Urê: CV: 19,96% (mẫu kiểm tra mức 1), 19,56% (mức 2).
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 3/2008)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả