SpStinet - vwpChiTiet

 

Phân hủy 2-4-6 – trinitrotoluen (TNT) trong chất thải rắn bằng sắt kim loại.

Đề tài do tác giả Phạm Mạnh Thảo (Học viện kỹ thuật quân sự) thực hiện nhằm nghiên cứu phân hủy TNT trong chất thải rắn từ các cơ sở nông nghiệp quốc phòng.

Bằng phương pháp hóa học sử dụng sắt hóa trị 0 và tác nhân oxi hóa H2O2, tác giả tiến hành thực nghiệm và đánh giá ảnh hưởng của pH, tỷ lệ khối lượng bộ sắt, chất thải, nồng độ H2O2, nhiệt độ. Kết quả cho thấy, TNT dễ bị khử bởi sắt hóa trị 0 trong môi trường axit tạo thành các sản phẩm hấp phụ trên bề mặt sắt kim loại. Trong hỗn hợp bùn nhão TNT bị phân hủy nhanh hơn ở nhiệt độ 350C so với ở 260C. NaCl với khối lượng 1% có tác dụng hoạt hóa bề mặt sắt và làm tăng rõ rệt hiệu suất quá trình khử TNT bằng Fe0. Tuy nhiên, việc sử dụng Fe0 khử TNT để làm giảm nồng độ của nó trong môi trường dưới mức cho phép không có nghĩa là đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.
Các sản phẩm khử TNT vẫn còn tính độc vì thế khi khử TNT về các sản phẩm trung gian kém bền hơn cần phải oxi hóa các sản phẩm này về các chất vô cơ hoặc các chất hữu cơ không độc hại. Tác nhân oxi hóa có thể là H2O2. Theo đánh giá của tác giả, ở 250C chất thải rắn có hàm lượng TNT 277mg. kg -1 được xử lý trước hết bằng Fe0 tỉ lệ 1% về khối lượng, sau đó được oxi hóa bằng H2O2 0,5% trong 8 giờ. Cuối cùng, thu được các sản phẩm có vòng thơm, có thể đưa lại môi trường mà không độc hại.
BH (Theo Tạp chí hóa học, số 2/08)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả