SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu đề xuất giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm tích hợp (IPPC) phù hợp với điều kiện một số làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện nay, hoạt động sản xuất của các làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang gây ra những ảnh hưởng nhất định đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân của thực trạng này là do hầu hết các nguồn thải tại các làng nghề đều chưa được thu gom, xử lý đúng quy định, 100% mẫu nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm…

Trước thực tế trên, nhóm tác giả Lê Thanh Hải, Trần Văn Thanh, Nguyễn Thị Phương Thảo và Lê Quốc Vỹ (Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP.HCM) đã tiến hành “Nghiên cứu đề xuất giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm tích hợp phù hợp với điều kiện một số làng nghề ở ĐBSCL”.

 Thông qua nghiên cứu để xuất và triển khai mô hình VACBNXT (vườn – ao – chuồng – biogas – nhà – xưởng – trạm) trên cơ sở khép kín các dòng vật chất và năng lượng của các yếu tố trong mô hình, tận dụng các điều kiện tự nhiên sẵn có và đặc điểm mặt bằng dùng cho sinh hoạt gia đình, sản xuất nghề tại các làng nghề. Kết quả là mô hình đã giúp cho các hộ nông dân trong làng nghề đáp ứng được các yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường; chi phí và đầu tư vận hành các công trình xử lý chất thải thấp, không đòi hỏi kỹ thuật vận hành cao; tăng thu nhập cho các hộ làm nghề thông qua việc tận dụng các nguồn thải để thu hồi tái sử dụng vào các hoạt động khác (thu khí sinh học phục vụ sinh hoạt và sản xuất, ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, nuôi trùn quế…); mô hình có khả năng nhân rộng cao và có thể áp dụng cho nhiều làng nghề ở ĐBSCL.

Kết quả của nghiên cứu làm cơ sở phục vụ cho việc ban hành các chủ chương, chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề, quy hoạch làng nghề phù hợp với các điều kiện sản xuất và tự nhiên tại vùng đồng bằng Nam Bộ.
Nguồn: TC Môi trường, số 9/2015

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả