SpStinet - vwpChiTiet

 

Hình thái giải phẫu đầu trên xương đùi của người Việt Nam trưởng thành, một dụng cụ mới đo góc vặn cổ xương đùi

Đề tài do các tác giả Nguyễn Hữu Thắng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương), Nguyễn Văn Tín (Viện Chấn thương chỉnh hình TW Quân đội 108) thực hiện nhằm xác định sự tương quan giữa một số kích thước trên xương đùi người Việt Nam trưởng thành; chế tạo dụng cụ đo góc vặn cổ xương đùi; ứng dụng về các số đo kích thước xương đùi trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

Qua nghiên cứu trên 133 xương đùi người Việt Nam trưởng thành bằng phương pháp nghiên cứu đo nhân trắc có sử dụng dụng cụ đo góc vặn cổ xương đùi tự tạo cho thấy, hầu hết số đo các kích thước trên xương đùi nam lớn hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Góc vặn cổ xương đùi và góc nghiêng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 giới (p< 0,05). Kết quả số đo góc vặn cổ xương đùi được đo bằng dụng cụ mới do nhóm tác giả chế tạo có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với kết quả số đo góc vặn cổ xương đùi được đo bằng thước đo độ thường trong nghiên cứu của Lê Gia Vịnh và cộng sự (2001). So với kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Thụ sử dụng thước đo góc vặn do ông sáng chế thì số đo của nghiên cứu này lớn hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Sử dụng dụng cụ đo góc vặn cổ xương đùi do nhóm tác giả chế tạo có nhiều ưu điểm: đảm bảo xác định góc đúng theo lý thuyết về định nghĩa góc vặn cổ xương đùi nên kết quả thu được có độ chính xác cao hơn. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất sử dụng thước đo này trong nghiên cứu nhân trắc học, nhân chủng học và trong chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
LV (TC Y học thực hành, số 9-2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả