SpStinet - vwpChiTiet

 

Một số đặc điểm sinh học và phương pháp bảo quản hạt mây nếp

Đề tài do tác giả Nguyễn Minh Thanh (Trường ĐH Lâm nghiệp – Xuân Mai – Hà Tây) thực hiện nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học và phương pháp bảo quản hạt giống mây nếp làm cơ sở khoa học cho việc xác định hệ thống biện pháp kỹ thuật gây trồng loài cây này.

Mây nếp thuộc họ cau dừa, có đặc tính dẻo, dai, dễ uốn nên thường được sử dụng làm đồ dùng gia đình, thủ công, đan lát, dây buộc… Phát triển cây mây nếp đang được coi như một lựa chọn trong kinh doanh rừng có hiệu quả kinh tế cao.
Nghiên cứu tiến hành với các hạt giống được thu hái từ 30 bụi mây có tuổi từ 6-15 đã tuyển chọn tại 3 hộ gia đình ở thôn Tây Phú, xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Kết quả, hạt mây nếp có độ thuần 97,81%, khối lượng 1000 hạt 82,21g, độ ẩm ban đầu 17,42% và sức sống 95%. Hạt mây nếp khi chín có màu nâu đen, bề dày vỏ hạt từ 100-150 μm, mặt ngoài nhăn nheo, có nhiều rãnh sâu gần 1mm, mỗi hạt có một lỗ đường kính 1-1,5mm và sâu 1,5-2,5mm hướng vào tâm nội nhũ. Phôi hạt nằm sát cuống quả, đế phôi hướng ra ngoài, đầu phôi hướng vào trong tâm nội nhũ và được nội nhũ bao kín. Độ ẩm hạt thích hợp để có tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 29,57%. Hạt mây nếp có tỷ lệ nảy mầm cao nhất khi xử lý bằng nước 400C, ủ hạt ở nhiệt độ 250C, gieo ở độ sâu 0,5cm. Cất trữ ở nhiệt độ 50C sau 3 tháng hạt mây nếp vẫn có thể nảy mầm với tỷ lệ 82%, ở nhiệt độ 150C có tỷ lệ nảy mầm là 59,8%, ở nhiệt độ trong phòng tỷ lệ nảy mầm là 12,2%.

LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 1/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả