SpStinet - vwpChiTiet

 

Hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng hai động mạch ngực trong làm cầu nối trong điều trị bệnh mạch vành.

Phương pháp phẫu thuật bắc cầu mạch vành sử dụng động mạch ngực trong trái hiện nay đang cho kết quả lâm sàng khả quan trong điều trị bệnh mạch vành, vì vậy, nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Định, Phạm Thọ Anh Tuấn, Trần Quyết Tiến (Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp phẫu thuật này khi dùng hai động mạch ngực trong làm cầu nối.

Nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân bị chẩn đoán hẹp nhiều nhánh mạch vành có chỉ định phẫu thuật bắc cầu mạch vành sử dụng hai động mạch ngực trong làm cầu nối và không có hơn 1 trong các yếu tố nguy cơ như: đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, béo phì và tuổi trên 70. Các bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Chợ Rẫy và Viện tim TPHCM được chọn làm nơi thực hiện nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá các tỷ lệ thông cầu nối, tỷ lệ tái can thiệp mạch vành, tỷ lệ tử vong sau mổ, tỷ lệ tai biến và tử vong trong chu phẫu của phẫu thuật bác mạch vành ở bệnh nhân Việt Nam.

Có 607 cầu nối động mạch ngực trong đã được ghép cho 202 bệnh nhân (trung bình 3–4 cầu nối/bệnh nhân), trong đó có 3 cầu động mạch ngực trong. Kết quả sớm cho thấy, các nhánh mạch vành hẹp đều được bắc cầu thành công, tỷ lệ tử vong sau mổ 2%, tỷ lệ biến chứng sau mổ là 3,5%, suy thận cấp 3% và viêm xương ức 0,5%.

Kết quả trung hạn (thời gian theo dõi trung bình 44 tháng) cho thấy không có trường hợp nào cần can thiệp hoặc phẫu thuật lại, cũng như không có trường hợp tử vong do bệnh lý mạch vành. Khi chụp cắt lớp đa gãy (MSCT) nhằm kiểm tra 393 cầu nối, cho kết quả tỷ lệ thông cầu nối sau 6 tháng đạt 91,9%, trong đó, tỷ lệ thông cầu nối động mạch ngực trong trái – nhánh xuống dưới trái là 98,3%.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả