SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng kỹ thuật pyrolysis kết hợp sắc ký khí và thuật toán phân tích dữ liệu đa biến trong đánh giá chất lượng nhân sâm

Nhóm tác giả Trương Lâm Sơn Hải, Phạm Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Ánh Mai… (Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM) thực hiện nghiên cứu này nhằm phát triển một phương pháp phân tích nhanh, đơn giản sử dụng kỹ thuật pyrolysis kết hợp với sắc ký khí đầu dò ion hóa ngọn lửa (GC-FID) để phân tích trực tiếp các mẫu rắn mà không cần phải xử lý.

Mẫu nghiên cứu thực nghiệm là 29 củ sâm (Panax ginseng) tươi có độ tuổi từ 3-6 tuổi được thu hái từ Seoul (Hàn Quốc), xắt lát, sấy khô 8 giờ ở 600C và nghiền thành bột. Một phần mẫu được chiết Soxhlet với hỗn hợp ethanol và nước trong 8 và 16 giờ để tạo mẫu sâm đã bị chiết xuất hoạt chất. Khoảng 30 mg bột sâm khô được nhiệt phân ở 500-5500C. Sản phẩm khí sinh ra được dòng khí Argon thổi trực tiếp vào hệ thống GC-FID. Phương pháp phân tích dữ liệu đa biến ứng dụng trên dữ liệu về diện tích các mũi sắc ký đặc trưng được dùng để phân nhóm sâm Hàn Quốc theo tuổi và chất lượng (sâm còn nguyên hay đã chiết xuất hoạt chất) và phân biệt với các dược liệu khác.

Kết quả cho thấy, kỹ thuật pyrolysis ghép nối sắc ký khí kết hợp với thuật toán phân tích dữ liệu đa biến giúp phân biệt với độ tin cậy cao các mẫu sâm Hàn Quốc về độ tuổi và chất lượng cũng như phân biệt sâm Hàn Quốc và các loại dược liệu khác. Tính theo độ tuổi thì sâm có thể phân thành 3 nhóm rõ rệt, nhóm 6, 5 và 4 tuổi. Các ưu điểm nổi trội của phương pháp này là nhanh, đơn giản, không sử dụng dung môi hữu cơ độc hại (do không xử lý mẫu như các phương pháp truyền thống) và giá thành thấp.
LV (nguồn: HT Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần 3)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả