SpStinet - vwpChiTiet

 

Kết quả nghiên cứu đa dạng hệ thực vật ở vườn quốc gia Hoàng Liên

Đề tài do các tác giả Nguyễn Quốc Trị (VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai), Vũ Anh Tài (Viện địa lý, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) và GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn (ĐH Quốc gia Hà Nội) thực hiện nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn giống, trước hết là về tính đa dạng của hệ thực vật ở VQG Hoàng Liên.

Tính đa dạng được đánh giá theo sự đa dạng về phân loại, đa dạng về dạng sống, đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật, đa dạng về giá trị sử dụng, đa dạng về các lài quý hiếm.
Theo đó, hệ thực vật ở VQG Hoàng Liên (Lào Cai) có 2432 loài thuộc về 898 chi và 209 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Đã phát hiện 5 taxon mới cho hệ thực vật Việt Nam (1 họ đơn loài, 1 chi đơn loài và 3 loài mới khác). Ngành Mộc lan là ngành đa dạng nhất với 174 họ, 782 loài; 10 họ (phong lan, hoa hồng, cà phê, cúc, đỗ quyên, ráng đa túc…) và 10 chi (carex, rhododendron, rubus, ficus, smilax…) đa dạng nhất cũng đã được thống kê. Phổ dạng sống của hệ thực vật chỉ ra tính đặc trưng của hệ thực vật nhiệt đới. Đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật cho thấy, có 23,6% số loài của hệ thực vật này là đặc hữu của Việt Nam (gồm cả 5,02% là đặc hữu hẹp – đặc hữu khu vực Hoàng Liên Sơn). Nguồn tài nguyên thực vật bao gồm 1053 loài cây có ích và 72 loài cây quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam, IUCN, CITES và nghị định 32CP.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 2/2008)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả