SpStinet - vwpChiTiet

 

Sử dụng tin – sinh học dự đoán hoạt tính sinh học một số chất trong tinh dầu long não Việt Nam

Đề tài do các tác giả Đỗ Quang Huy, Hồ Thị Thoa, Trần Anh Tuấn, Phùng Mạnh Quân, Lê Kim Long, Đỗ Thị Việt Hương (Trường ĐH Khoa học tự nhiên), Phạm Văn Khiển (Tạp chí Dược học), Trần Đình Thắng (Trường ĐH Vinh) thực hiện sử dụng tin – sinh học dự đoán hoạt tính sinh học một số chất trong tinh dầu long não Việt Nam.

Nghiên cứu tiến hành với tinh dầu của các cây long não được thu nhận ở một số vùng thuộc nội thành Hà Nội, Văn Chấn, Bảo Yên, Sa Pa, Lạng Sơn, Đà Lạt… Tinh dầu của các mẫu lá, hoa và quả cây long não được lấy từ tháng 3 đến tháng 4 và mẫu gỗ lấy từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

Theo đó, nhóm tác giả đã phân tích và xác định thành phần hóa học của các chất có mặt trong tinh dầu của một số loài thuộc họ long não Việt Nam. Trên cơ sở hàm lượng các chất có mặt trong tinh dầu Cinnamomum cam-phora Nees & Eberm. thuộc họ long não Việt Nam đã chỉ ra 4 nhóm chất chính. Trên cơ sở cấu trúc phân tử điển hình, đã sử dụng chương trình tính toán PASS để tính toán và dự đoán hoạt tính sinh học của cam-phor, cineol, safrol và linalool. Mỗi chất trên xuất hiện tới 31/44, 27/33, 37/50 và 20/21 các đặc trưng hoạt tính sinh học có giá trị Pa lớn hơn 0,7.

Nghiên cứu đã chỉ ra các đặc trưng về hoạt tính sinh học của cam-phor là chống đái tháo đường, chống viêm da dị ứng, kháng khuẩn, kháng sinh, giảm đau…; cineol là điều trị bệnh Alzheimer, điều trị xơ vữa động mạch, trợ tim, lợi mật, kháng khuẩn, chống giun, chống ký sinh trùng…; safrol là chống hen, chống ung thư, chống ngứa, chống virus HIV, chống ký sinh trùng…; linalool là chống sỏi mật, chống lở loét, ức chế tổng hợp cholesterol, điều hòa chuyển hóa lipit, bảo vệ màng nhầy…
 
LV (nguồn: TC Dược học, 10/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả