SpStinet - vwpChiTiet

 

Hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình

Lúa tái sinh (tiếng địa phương gọi là "lúa chét") là lúa mọc từ thân cây lúa sau thu hoạch. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc sản xuất lúa tái sinh tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình; đồng thời tìm hiểu lý do người nông dân chuyển từ sản xuất lúa hè thu sang lúa tái sinh. Nhóm tác giả nghiên cứu gồm Lê Thị Hoa Sen, Lê Đức Ngoan, Jenifer Bond đến từ Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu miền Trung của trường đại học Nông lâm Huế.

Nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn 80 hộ sản xuất lúa; phỏng vấn sâu 9 cán bộ nông nghiệp của các hợp tác xã, phòng nông nghiệp huyện và một số nông dân nhiều kinh nghiệm.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, mặc dù năng suất lúa tái sinh thấp hơn hẳn so với lúa hè thu (P<0,001) nhưng sản xuất lúa tái sinh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nếu không tính công lao động, lợi nhuận 1 sào lúa tái sinh cao hơn 7,3% so với lúa hè thu; thu nhập (GO/ năm) từ vụ đông xuân-tái sinh cao hơn đông xuân-hè thu 1,5%. Ngoài hiệu quả kinh tế, sản xuất lúa tái sinh còn mang lại lợi ích về xã hội và môi trường như: đa dạng hóa hoạt động sinh kế, giảm rủi ro do thiên tai, giảm dùng phân và thuốc hóa học.

Theo nghiên cứu, yếu tố chính khiến người dân quyết định chuyển sang sản xuất lúa tái sinh là để giảm đầu tư, giảm rủi ro do lũ lụt sớm và giảm thời gian chăm sóc lúa. Sự chuyển đổi này mang tính tự phát từ kinh nghiệm của nhà nông và dần mở rộng trên địa bàn huyện. Trong bối cảnh sản xuất lúa ngày càng khó khăn do biến động thời tiết, thị trường và sâu bệnh, việc chuyển sang lúa tái sinh tuy làm giảm sản lượng lúa địa phương nhưng lại có lợi cho người nông dân về nhiều mặt.
 
TN (nguồn: TC Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 5-2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả