SpStinet - vwpChiTiet

 

Môi trường đất, nước và năng suất lúa sau 5 năm thực hiện mô hình lúa-tôm sú (Penaeus monodo) tại Hòn Đất, Kiên Giang.

Mô hình lúa-tôm đang được xem là mô hình canh tác thích hợp cho vùng nhiễm mặn theo mùa và bước đầu được đánh giá là có hiệu quả về mặt kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên tính chất hóa học của đất có thể sẽ thoái hóa hoặc không thích nghi cho canh tác lúa sau thời gian dài sử dụng cho nuôi tôm. Chính vì vậy, ThS. Lê Trọng Lương (Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL) và PGS.TS. Ngô Ngọc Hưng (Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ) đã tiến hành khảo sát diễn biến năng suất, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình lúa-tôm qua 5 năm thực hiện ở Thổ Sơn - Hòn Đất - Kiên Giang; so sánh các đặc tính đất và năng suất lúa giữa mô hình lúa-tôm và mô hình chuyên lúa; khảo sát diễn biến hóa học của môi trường nước trong ao nuôi tôm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau thời gian canh tác đất chưa bị mặn và sodic; chất lượng nước trong vuông tôm có độ pH = 6,7-7,7; độ mặn thấp không vượt quá 5‰ ở cuối mùa. Nhìn chung chất lượng nước trong vuông tôm năm 2006 không phù hợp với sinh trưởng và phát triển của tôm. Điều này là do thời tiết mưa nhiều và thiếu nước mặn. Năng suất lúa ở mô hình lúa-tôm đạt 4,7 tấn/ha và trong mô hình chuyên lúa là 3,1 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế xã hội ở mô hình lúa-tôm tại xã Thổ Sơn là 2,2 triệu đồng/ha, chủ yếu là do trồng lúa đem lại, chiếm khoảng 80,7% tổng giá trị lợi nhuận. Hiệu quả này chưa làm cho nông dân thỏa mãn và chưa đáp ứng được kì vọng của họ. Tuy vậy, năng suất lúa trong mô hình lúa-tôm cao hơn năng suất lúa trong mô hình chuyên lúa.

HT (Theo Tạp chí NN & Phát Triển Nông Nghiệp -số 18-tháng 11/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả