SpStinet - vwpChiTiet

 

Quản lý chất lượng vận tải hành khách ngành đường sắt việt nam hướng tới quản lý chất lượng toàn diện

Đề tài do PGS.TS Lê Quân, ThS Hoàng Văn Lâm thực hiện nhằm phân tích chất lượng vận tải theo quan điểm phục vụ hành khách, các phương thức cơ bản quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tình hình quản lý chất lượng vận tải hành khách của tổng công ty đường sắt Việt Nam (ĐSVN).

Chất lượng vận tải theo quan điểm phục vụ hành khách là một khái niệm đa diện, một phạm trù rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp nhiều thuộc tính của sản phẩm về kỹ thuật, kinh tế, xã hội…tùy thuộc vào các góc độ khác nhau. Trong lĩnh vực vận tải hành khách, hành khách vừa là đối tượng chuyên chở vừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Bởi vậy, chất lượng vận tải hành khách chính là sự đánh giá của hành khách về những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân hành khách trong suốt quá trình chuyên chở. Qua nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ĐSVN, tác giả cho rằng việc ứng dụng quản lý chất lượng toàn diện – TQM trong quản lý vận tải hành khách là hoàn toàn phù hợp. TQM trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực để đảm bảo và nâng cao chất lượng vận tải hướng tới tiêu chuẩn hóa chất lượng vận tải hành khách ngành đường sắt trong môi trường sản xuất, kinh doanh biến động và đầy cạnh tranh. Để thực hiện được TQM trong quản lý chất lượng vận tải hành khách, theo đề tài cần: phải nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng theo quan điểm phục vụ hành khách từ đó xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng công tác phục vụ cho từng nhóm công việc, gắn với trách nhiệm của nhân viên thực hiện; cải tiến hệ thống tổ chức và xây dựng quy chế, chế độ công tác hợp lý nhằm xác định trách nhiệm với sự cam kết đảm bảo chất lượng và quyền lợi của các thành viên toàn ngành; đổi mới cơ chế giám sát và kiểm tra chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình vận tải bằng các giải pháp dầu tư hợp lý hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, đo lường và đánh giá chất lượng vận tải; tổ chức công tác đào tạo nhằm làm rõ nhận thức về chất lượng vận tải và lợi ích của TQM trong quản lý chất lượng, từ đó tạo niềm tin và động lực cho mọi thành viên trong ngành hướng tới mục tiêu thỏa mãn mọi nhu cầu, yêu cầu của hành khách; liên tục cải tiến chất lượng nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
BH (Theo Tạp chí GTVT, số 7/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả