SpStinet - vwpChiTiet

 

Phân lập và tuyển chọn giống Arbuscular mycorrhizae để sản xuất vật liệu sinh học nhằm tái tạo thảm thực vật phủ xanh

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh (Khoa Môi trường, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) cùng Nguyễn Thu Hà và Phan Quốc Hưng, Khoa Quản lý Đất đai, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu phân lập và tuyển chọn giống Arbuscular mycorrhizae dùng để sản xuất vật liệu sinh học dùng trong phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Nấm rễ Arbuscular mycorrhizae, một “cộng sự” của thực vật có thể giúp cây chống chịu lại các điều kiện bất thuận và sinh trưởng tốt hơn nhờ sự tăng cường hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng, giúp tái tạo thành công thảm thực vật che phủ và làm giảm xói mòn cho các vùng đất bị tàn phá.

Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 15 chủng Arbuscular mycorrhizae từ các mẫu đất vùng rễ trên vùng đồi dốc ít có độ che phủ, trong đó có 5 chủng thuộc chi Cigaspora, 3 chủng thuộc chi Glomus và 7 chủng thuộc chi Scutellospora. Trong 4 chủng Arbuscular mycorrhizae được chọn lựa thì 2 chủng AM2 (Gigaspora sp2) và AM7 (Glomus sp2) có các đặc tính vượt trội hơn cả. Chúng có khả năng sinh trưởng nhanh, hệ sợi phát triển mạnh, tỷ lệ nảy mầm và có sức sống cao, đồng thời cho hiệu quả vượt trội trên cây chủ có thể dùng để sản xuất vật liệu sinh học. Kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng vật liệu sinh học có tác dụng làm tăng cường sự sinh trưởng, phát triển của cây, cải thiện tính chất đất và đặc biệt độ che phủ đạt 62,87% tăng 2,37 lần so với đối chứng.

MN (Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 3+4/2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả