SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu đa dạng di truyền của tập đoàn cây cao su lai bằng chỉ thị Rapd

Đề tài do các tác giả Lại Văn Lâm, Lê Thị Thùy Trang, Huỳnh Thị Minh Tâm, Huỳnh Đức Định và Lê Mậu Thúy (Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam) tiến hành dùng kỹ thuật RAPD và 8 primer (cặp mồi) đánh giá mức độ đa dạng di truyền trong tập đoàn cây cao su lai của dòng PB260 (Wickham) với 5 dòng Amazon.
Theo đó, tập đoàn cây cao su lai W x A, dù chỉ xuất phát từ 5 tổ hợp lai có cùng dòng mẹ, đã biểu hiện tính đa dạng di truyền khá cao. Phân tích học tiếng nhật RAPD bằng 8 mồi chọn lọc đã khuếch đại được 101 đoạn ADN có kích thước từ 180-2300 bp từ 147 con lai và 6 DVT bố mẹ. Tính trên cả quần thể, tỷ lệ đoạn ADN đa hình là 98,1%, hệ số dị hợp tử trung bình là 0,165, chỉ số đa dạng gien Shannon là 0,3562 và khoảng cách di truyền giữa các cặp cá thể từ 0,25-0,75 với trung bình là 0,344. Nguồn biến thiên di truyền trong tập đoàn con lai được thể hiện ở 4 trường hợp biến dị và sự khác biệt giữa các con lai với nhau và giữa các con lai với bố mẹ chúng là do sự kết hợp khác nhau của 4 trường hợp biến dị này. Biến thiên di truyền do sự khác biệt tổ hợp lai có đóng góp đáng kể (38%) vào tổng biến lượng di truyền trong tập đoàn con lai. Phân nhóm di truyền con lai dựa trên hệ số đồng hạng di truyền đã phân tập đoàn con lai khảo sát thành 4 nhóm và sự phân bố của con lai trong các nhóm không phụ thuộc vào tổ hợp lai. Mức độ đa dạng di truyền của con lai có mối tương quan thuận và rất có ý nghĩa với khoảng cách di truyền giữa bố và mẹ chúng.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 7/2011)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả