SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh trưởng thực vật đến sự giảm rụng trái nhãn xuồng cơm vàng

Đề tài do các tác giả Bùi Thị Mỹ Hồng, Nguyễn Minh Châu (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam), Bùi Trang Việt (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) thực hiện nhằm tìm ra những chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ xử lý thích hợp, có hiệu quả giúp làm giảm sự rụng trái; từ đó làm tiền đề cho việc xây dựng quy trình thâm canh cây nhãn xuồng cơm vàng (XCV) đạt năng suất và chất lượng cao.

Sự rụng trái non là hiện tượng rất phổ biến, làm giảm năng suất của cây nhãn XCV. Ở giai đoạn 4 tuần sau đậu trái, tỉ lệ rụng trái non chiếm trên 50%. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này trong đó các chất điều hoà sinh trưởng thực vật đóng vai trò quan trọng và có tác động lẫn nhau.
Nghiên cứu tiến hành với 2 thí nghiệm: thí nghiệm 1 là ảnh hưởng của các chất điều hoà sinh trưởng và thời điểm xử lý đến sự rụng trái nhãn XCV, thời gian từ tháng 11/2004 đến 8/2005 tại 2 địa điểm là xã Lương Hoà Lạc (huyện Chợ Gạo) và xã Mỹ Phong (Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang), tuổi của cây là 4 năm; thí nghiệm 2 là ảnh hưởng của liều lượng các chất điều hoà sinh trưởng đến sự rụng trái nhãn XCV, thời gian từ 12/2005 đến 8/2006 tại xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang), tuổi của cây là 6 năm.
Các kết quả nghiên cứu đã xác định: phun NAA 20mg/l trước giai đoạn trái rụng 1 hay 2 tuần, phun Retain ®830mg/l trước giai đoạn trái rụng 3 tuần hoặc xử lý 2,4-D 5mg/l, IAB 5mg/l, NAA 10mg/l và 20mg/l, BA 5mg/l và 10mg/l khi trái có đường kính 4-5mm đã có hiệu quả tốt đến sự hạn chế trái non rụng, giữ lại được hơn 50% số trái ở trên chùm, tăng số lượng trái còn lại trên chùm vào giai đoạn thu hoạch và gia tăng năng suất cây. Xử lý các chất điều hoà sinh trưởng không làm thay đổi hàm lượng các chất hòa tan trong trái nhãn XCV. Phun Retain ®830mg/l trước giai đoạn rụng 3 tuần, phun NAA ở các liều lượng 5, 10 và 20mg/l, GA3 10mg/l làm cho vỏ trái sáng đẹp hơn so với nghiệm thức đối chứng chỉ phun nước.
LV (nguồn: Tạp Chí Nông Nghiệp & Phát Triển Nông thôn, số 19/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả