SpStinet - vwpChiTiet

 

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Đề tài do các tác giả Hoàng Thị Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan, Trần Thị Huyền Châu (Trường ĐH Dược Hà Nội), Lê Thị Uyển (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) thực hiện nhằm rút ra nhận xét về khuynh hướng lựa chọn thuốc trong điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 cho bệnh nhân ngoại trú, từ đó đề xuất góp phần thiết lập danh mục thuốc phù hợp cho bệnh viện.

Nghiên cứu tiến hành với 200 bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong thời gian từ tháng 1/2007-3/2007.
Kết quả, những bệnh nhân ở diện bảo hiểm tuân thủ khám lại nhiều hơn hẳn bệnh nhân tự nguyện (tỷ lệ khám đủ 3 lần là 70% ở diện bảo hiểm so với 30% diện tự nguyện, p<0,01). Ba nhóm thuốc điều trị ĐTĐ được sử dụng nhiều nhất là Sulfonylurea, Biguanid và Thiazolidindion với tỷ lệ tương ứng là 73,5%, 55,0% và 40,5%. Nhóm ức chế alpha glucosidase và ben-fluorex được kê đơn ít. Nổi trội nhất trong danh mục là metformin (55% bệnh nhân sử dụng), tiếp theo là pioglitazon (31,0%). 8 trong số 14 biệt dược sử dụng (57,1%) là biệt dược gốc (của hãng phát minh). Chỉ có 2 thuốc có sử dụng thuốc nội là gliclazid và metformin với tỷ lệ bệnh nhân được dùng tương ứng là 2,0% và 11,5%. 36,5% bệnh nhân dùng metformin được kê đơn thuốc nội. Nhóm tác giả đề xuất, danh mục thuốc uống điều trị ĐTĐ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương nên được bổ sung thêm các thuốc nhóm meglitinid. Các thuốc sản xuất trong nước cũng nên được tăng cường sử dụng hơn để giảm bớt chi phí điều trị. Để giúp cho việc thực thi quy chế kê đơn theo tên generic, Bộ Y tế nên sớm ban hành quy định thử tương đương sinh học để người kê đơn yên tâm khi lựa chọn thuốc, đặc biệt với những loại thuốc cần có nồng độ ổn định và được dùng để điều trị những bệnh mạn tính như thuốc điều trị ĐTĐ.
LV (nguồn: TC Dược học, 6/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả