SpStinet - vwpChiTiet

 

Điều trị ngoại khoa bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình âm vật – âm đạo một thì

Đề tài do các tác giả Lưu Văn Trạng, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Hoàn thực hiện nhằm đánh giá bước đầu kết quả phẫu thuật tạo hình bộ phận sinh dục ngoài của nữ bằng phương pháp một thì tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương từ 1999 đến 6/2006.

Tăng sản thượng thận bẩm sinh (TSTTBS) là bệnh di truyền gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường, hậu quả của rối loạn quá trình tổng hợp hormon vỏ thượng thận do thiếu hụt bẩm sinh các men.
Việc tạo hình sớm bộ phận sinh dục ngoài là rất cần thiết khi trẻ chưa ý thức được sự bất thường bộ phận sinh dục của mình từ đó tránh ảnh hưởng tâm lý của trẻ về sau.
Nghiên cứu tiến hành với 36 bệnh nhân nữ từ 2 tháng đến 13 tuổi đã được chẩn đoán là TSTTBS được phẫu thuật một thì (tạo hình âm vật, âm đạo và môi lớn môi nhỏ cùng một lúc) tại bệnh viện nhi T.W từ 1999 đến 2006.
Kết quả cho thấy, âm vật tốt 80%, đạt 5%, không đạt 15%; âm đạo - niệu đạo tốt 83%, đạt 5%, không đạt 12%; môi lớn – môi nhỏ tốt 91,6%, đạt 8,4%, không đạt 0%. Từ đó, nghiên cứu này đề xuất về chỉ định phẫu thuật tạo hình như sau: về tuổi phẫu thuật, thực hiện ở lứa tuổi sơ sinh với bệnh nhân týp I và II (độ nam hoá theo phân loại của Prader), thực hiện ở lứa tuổi 6 tháng đối với bệnh nhân týp III và IV (độ nam hoá theo phân loại của Prader); phương pháp phẫu thuật là phẫu thuật một thì; kỹ thuật tạo hình gồm tạo hình âm vật (dùng kỹ thuật Kogan), tạo hình âm đạo (đối với bệnh nhân týp II sử dụng kỹ thuật cắt ra sau, đối với bệnh nhân týp III sử dụng kỹ thuật chữ W, đối với bệnh nhân týp IV, V sử dụng kỹ thuật hạ âm đạo).

LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 12/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả