SpStinet - vwpChiTiet

 

Tuyển chọn loài, xuất xứ chống chịu ong ký sinh Leptocybe invasa fisger & La salle gây u bướu ngọn và lá bạch đàn

Đề tài do các tác giả Phạm Quang Thu và Nguyễn Quang Dũng (Viện Khoa học Lâm nghiệm Việt Nam) thực hiện khảo nghiệm tuyển chọn loài loài và xuất xứ bạch đàn có khả năng chống chịu đối với sự gây hại của ong Leptocybe invasa Fisher & La Salle, từ đó làm cơ sở để đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của dịch sâu hại này.

Nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp tài liệu về Leptocybe invasa Fisher & La Salle, mô tả loài ong này một số đặc điểm sinh học của ong ký sinh gây hại…; nghiên cứu 18 loài bạch đàn thuộc 23 xuất xứ được gieo ươm và trồng khảo nghiệm theo khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp, mỗi cặp 9 cây, 27 cây cho 1 loài, 1 xuất xứ (thời gian vào tháng 7/2007).
Kết quả cho thấy, Leptocybe invasa Fisher & La Salle đã xuất hiện trên nhiều cánh rừng trồng bạch đàn trên thế giới, gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thu nhập và môi trường sống của hàng triệu người ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, dịch hại cũng đã xuất hiện ở hầu khắp các địa phương trên cả nước từ Bắc tới Nam, gây hại chủ yếu cho cây bạch đàn ở giai đoạn tuổi nhỏ, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng rừng trồng bạch đàn. Leptocybe invasa Fisher & La Salle chỉ có con cái, kích thước trung bình về chiều dài là 2,1mm, thời gian cho một vòng đời trung bình là 132,6 ngày ở nhiệt độ phòng, khoảng từ 2-3 thế hệ gối nhau trong một năm. Thời gian sống của con trưởng thành trong điều kiện nuôi bằng mật và nước trung bình 6,5 ngày. U bướu gây bởi Leptocybe phá hủy những chồi non, cuống lá và gân lá cây bạch đàn, tạo nên sự mất lá và khô chồi. Những chồi non và lá cây bạch đàn bị xâm nhiễm trở nên biến dạng, khô và chết. Trong tổng số 18 loài khảo nghiệm, xác định được 4 loài bạch đàn không bị ong gây hại là Corybia henry, Corybia citriodora, Corybia tessellaris và Eucalyptus cloeziana. Số loài bị hại nhẹ là 10 và có 4 loài bị hại ở mức độ trung bình đến nặng. Xét về xuất xứ, có 5 xuất xứ thuộc 5 loài không bị hại, 11 xuất xứ của 10 loài bị hại ở mức độ nhẹ và 7 xuất xứ của 3 loài bị hại ở mức độ trung bình và nặng.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, số 2/2008)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả