SpStinet - vwpChiTiet

 

Mô hình Multinomial Logit – phân tích hành vi chọn lựa cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân Việt Nam

Trong nghiên cứu này, ThS. Nguyễn Châu Thoại (Khoa Kinh tế tài nguyên và môi trường, ĐH Tài nguyên và môi trường TP. HCM) và TS. Nguyễn Hữu Dũng (Viện Sau Đại học, Đại học Kinh tế TP. HCM) phân tích hành vi của nông dân Việt Nam trong việc chọn lựa loại cây trồng thích hợp trước biến đổi khí hậu (BĐKH) bằng mô hình Multinomial Logit.

Nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ trung bình hàng năm tăng thêm 1 độ C, xác suất nông hộ chọn lựa trồng lúa cao hơn gấp gần 42,26 lần, và xác suất chọn trồng cây công nghiệp thấp hơn hơn 0,35 lần so với chọn lựa loại cây trồng khác. Lượng mưa hàng năm tăng làm thay đổi khả năng chọn lựa các loại cây trồng nhưng không đáng kể.

Kết quả nghiên cứu đóng góp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách nhất là chính sách phát triển nông nghiệp bền vững trước BĐKH trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định lại “nền văn hóa lúa nước của Việt Nam là trường tồn, ăn sâu vào tiềm thức của nông dân trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai”. Cây lúa vẫn sẽ là cây trồng được người dân chọn lựa nhiều nhất đề trồng trọt bất kể khí hậu có thay đổi thế nào. Điều này giúp đảm bảo về an ninh lương thực mà không cần đến những chính sách mang tính chất tuyên truyền giúp người dân thích ứng với BĐKH mà vẫn đảm bảo phát triển lúa gạo và an ninh lương thực. Điều cần thiết là làm sao phải có các giống lúa mới thích nghi tốt hơn, cho năng suất cao hơn nhằm đạt được mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp lúa gạo bền vững góp phần phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.
LV (nguồn: HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả