SpStinet - vwpChiTiet

 

Tác động của trường sóng và thủy triều lên sự phát triển của cây ngập mặn tại Cần Giờ (TP.HCM)

Đề tài do các tác giả Ngô Thị Mai Hân, Trần Xuân Dũng (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) thực hiện khảo sát và tính toán hai yếu tố động lực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của vùng rừng ngập mặn là sóng và thủy triều.

Hình minh họa.

Rừng ngập mặn Cần Giờ là một môi trường sống thuận lợi cho các loài động thực vật, đồng thời cũng đem lại cho người dân nhiều nguồn lợi kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của rừng ngập mặn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thủy động lực học. Đề tài xây dựng bức tranh trường sóng tổng quát năm 2010 tại cửa sông Đồng Tranh bằng cách áp dụng mô hình khúc xạ sóng dựa vào số liệu địa hình đáy, các đặc trưng sóng và dòng trung bình.

Theo đó, sự tập trung năng lượng sóng cũng như sự bể vỡ sóng là nguyên nhân trực tiếp gây xói lở đường bờ và vùng rừng ngập mặn cửa sông Đồng Tranh. Năng lượng sóng phụ thuộc vào độ dốc địa hình, dạng địa hình, độ cao sóng ban đầu và độ cao của mực nước. Chính vì vậy, trường sóng có thể là một trong những nguy cơ chính đe dọa sự phát triển của cây ngập mặn ven bờ ở cửa sông Đồng Tranh khi mực nước biển dâng cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Kết quả tính toán và thí nghiệm mô phỏng tại hiện trường cũng cho thấy dòng triều có thể mang trái giống theo và có ảnh hưởng đến sự phát tán trái giống cây ngập mặn. Tùy điều kiện cụ thể, mức độ ảnh hưởng có thể thay đổi. Động lực càng mạnh khoảng cách phát tán càng xa.
 
LV (nguồn: Kỷ yếu Hội nghị KH Trẻ ĐHQG-HCM, 10/2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả