SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh trưởng cá dày

Đề tài do tác giả Tiền Hải Lý (Trường ĐH Bạc Liêu) thực hiện nhằm cung cấp một số luận cứ khoa học về đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh trưởng của cá dày (Channa lucius, Cuvier 1831), góp phần hoàn thiện quy trình nuôi cá dày.

Cá dày (Channa lucius) là loài cá có kích thước tương đối lớn 40cm, đây là một trong những loài cá lóc nước ngọt có giá trị kinh tế được tìm thấy ở Đồng bằng sông Cửu Long.
 

 
Theo kết quả nghiên cứu, cá dày có hình dạng thon dài, đầu nhọn, miệng rộng và co duỗi được, răng nhọn và bén. Cá dày có vảy trên các tia vi lưng, tia vi hậu môn, tia vi ngực và tia vi bụng, gần gốc vi đuôi và vi ngực có phủ lớp vảy nhỏ. Vảy đường bên dao động trong khoảng 50-72. Cơ quan đường bên bị gãy khúc khoảng vảy thứ 18 và ở khoảng vảy thứ 23. Cá có lượng mang thưa, lược mang xếp thành hai hàng trên xương cung mang, lược mang biến thành những núm có nhiều gai bén.

Cá dày là loài cá dữ điển hình, ăn động vật, có tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG < 1. Thức ăn ưa thích của cá dày là cá con (56,93%) và giáp xác (14,79%). Độ béo Fulton và Clark của cá dày cái thấp nhất ở tháng 5 và 12, cao nhất ở tháng 8 trong năm. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá chặt chẽ với hệ số tương quan là R2 = 0,9979.
LV (nguồn: TC KHKT Nông lâm nghiệp, số 2-2013)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả