SpStinet - vwpChiTiet

 

Phương thức làm giảm tỉ lệ sốt sữa ở bò

Sốt sữa là bệnh rối loạn trao đổi chất ảnh hưởng tới bò cao sản, thường xảy ra ở 1-2 ngày sau khi đẻ, làm giảm sản xuất sữa, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế.

Để giảm tỷ lệ sốt sữa ở bò, nhóm nghiên cứu gồm Tăng Xuân Lưu, Ngô Đình Tân, Trần Thị Loan, Phùng Quang Thản, Đặng Thị Dương, Khuất Thị Thu Hà, Khuất Thanh Long, Phùng Thị Diệu Linh và Phùng Quang Trường (Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì – Viện Chăn nuôi) đã tiến hành thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung hỗn hợp anion và cation trong khẩu phần ăn của bò ở giai đoạn cạn sữa.

Một thách thức lớn liên quan tới thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn chửa cuối đến đầu chu kỳ tiết sữa ở bò sữa là sự thay đổi đột ngột nhu cầu về can-xi (Ca), vấn đề này rất quan trọng vì quyết định sức khỏe và sự sản xuất của bò. Giảm Ca huyết cũng là nguyên nhân của các bệnh như axit dạ cỏ, ketosis, viêm vú, sót nhau, lệch da múi khế và viêm tử cung.

Để hạn chế hạ Ca huyết, việc bổ sung chế độ ăn cation quan trọng như Na, K, Ca, Mg và anion quan trọng như Cl, S, và P đã được nghiên cứu. Hỗn hợp khoáng bổ sung gồm 34% MaSO47H20, 59% NH4Cl, 1,5% NH4SO4, 5,5% CaCO3.

Kết quả cho thấy, việc bổ sung hỗn hợp khoáng đã giảm được DCAD của chế độ ăn ở bò trong giai đoạn cạn sữa, nó có ích cho sự cân bằng nội môi Ca và tình trạng sức khỏe của bò. Các mức bổ sung hỗn hợp là 200 và 300 g/con/ngày có khả năng duy trì thể trạng cơ thể bò trong phạm vi khá tốt để hạn chế sốt sữa, duy trì tốt hàm lượng Ca và P trong máu đồng thời duy trì pH nước tiểu ở mức có thể hạn chế bệnh hạ Ca huyết ở bò. Bổ sung cho bò cạn sữa hỗn hợp muối anion không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về sinh lý như nhịp tim, nhịp thở và nhu động dạ cỏ ở bò.

Nội dung nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 243, năm 2019, hiện đang lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN Tp. HCM (CESTI)

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú ý khác, như:

  1. Đa hình gen MC4R và PIT1 ở quần thể lợn Duroc
  2. Năng suất sinh sản của heo nái giống Yorkshire và Landrace nhập khẩu từ Mỹ và Đan Mạch
  3. Bổ sung chế phẩm thảo dược vào khẩu phần ăn cho lợn thịt
  4. Ảnh hưởng của lứa đẻ và số con sơ sinh/ổ đối với thời gian mang thai ở lợn nái
  5. Tình hình chăn nuôi và sử dụng thức ăn tự phối trộn trong các cơ sở chăn nuôi tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Nguồn: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả