SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá thành phần dinh dưỡng cơ bản của sinh khối Artemia franciscana

Đề tài do các tác giả Phan Thị Thanh Hiền và Huỳnh Nguyễn Duy Bảo (Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang) thực hiện nhằm xác định chất lượng dinh dưỡng của sinh khối Artemia franciscana, qua đó giúp các nhà chế biến đưa ra phương pháp chế biến và bảo quản thích hợp, hạn chế thấp nhất tổn thất sau thu hoạch và bảo tồn tốt nhất giá trị tự nhiên vốn có của nguyên liệu.

Artemia là tên của một loài giáp xác nhỏ sống ở những vùng nước mặn có biên độ mặn rộng từ vài phần nghìn đến 250 phần nghìn. Đã từ lâu, Artemia được phát hiện thấy là loại động vật giàu chất dinh dưỡng rất thích hợp cho việc dùng làm thức ăn để ương nuôi các loài động vật thủy sản như tôm, cá, động vật thân mềm… Tuy nhiên, phần lớn hơn là sinh khối của Artemia vẫn chưa được quan tâm sử dụng nhiều.
 
Nghiên cứu này sử dụng sinh khối A. franciscana được thu nhận từ trại nuôi Ninh Ích – Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa). Kết quả cho thấy, sinh khối A. franciscana có hàm lượng protein 57,74% trọng lượng khô, lipid 26,78%, tổng acid amin 7,68%, tro 7,81%. Bên cạnh đó, sinh khối A. franciscana chứa khá đầy đủ các loại acid amin 16/20, đặc biệt có 7/8 loại acid amin thiết yếu cũng như rất giàu acid béo không bão hòa mạch cao, chiếm 52,31% tổng acid béo và acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi, chiếm 7,43% tổng acid béo. Vì vậy, sinh khối A. franciscana có thể được đánh giá là loại nguyên liệu tiềm năng sử dụng làm thức ăn cho động vật nuôi cũng như cho người.
MN (nguồn: TC KH&CN Thủy sản, Đại học Nha Trang, số 2-2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả