SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu áp dụng công nghệ lọc sinh học xử lý nước thải đô thị: Kết quả thực nghiệm tại thành phố Đà Nẵng

Đề tài do các tác giả Trần Văn Quang (Khoa Môi trường, trường Đại học  Bách Khoa, Đà Nẵng) và Yanase Tetsuya (Công ty Metawater Nhật Bản) thực hiện nhằm thu thập các số liệu cơ sở cho việc hiệu chỉnh và hoàn thiện công nghệ lọc sinh học xử lý nước thải đô thị với điều kiện thực tế.

Công nghệ lọc sinh học cải tiến với 2 quá trình: tách các chất không tan bằng quá trình lọc nổi, chuyển hóa các chất hữu cơ bằng bể lọc nhanh với vật liệu lọc bằng composit, nhằm mục đích đơn giản hóa quá trình vận hành, giảm chi phí năng lượng và tiết kiệm đất xây dựng với nước thải được thu gom từ hệ thống thoát nước chung. Mô hình được nhóm nghiên cứu xây dựng bao gồm các công trình xử lý sơ bộ loại bỏ các chất không tan (song chắn rác, lọc với vật liệu nổi FSF); bể lọc sinh học cao tải (HTF) với vật liệu đệm bằng composit; bể lắng ngang; khử trùng bằng clorin và UV.

Kết quả vận hành mô hình thực nghiệm với công suất 300 m3/ ngày đêm liên tục trong hơn 1 năm tại thành phố Đà Nẵng cho thấy, công nghệ lọc sinh học xử lý nước thải đô thị có quá trình vận hành ổn định, quản lý đơn giản, chi phí thấp và chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cột A, QCVN 40:2011/BTNMT.

Đề tài này góp phần hoàn thiện các nghiên cứu xử lý bùn, cặn và mở rộng nghiên cứu khả năng tái sử dụng nước sau xử lý phục vụ cho các mục đích khác nhau như tưới thảm cỏ, cây xanh trong khu vực đô thị hoặc bổ sung nước cho các hồ vào các tháng mùa khô.
MN (nguồn: TC Xây Dựng, 5/2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả