SpStinet - vwpChiTiet

 

Thực trạng tài nguyên đất - nước và nguy cơ sa mạc hóa, tai biến thiên nhiên trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận

Đề tài do các tác giả Lê Sâm và Nguyễn Đình Vượng (Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam) thực hiện. Do đặc điểm về khí hậu khô hạn cộng với trình độ dân trí thấp, nền kinh tế địa phương còn khó khăn, vùng đất cát của tỉnh Bình Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn như thiếu nguồn nước tưới, nước cho sinh hoạt, hiện tượng sa mạc hóa, cát nhảy, cát bay (bão cát) đang là mối đe dọa uy hiếp cuộc sống của hàng ngàn con người.

Vì vậy, đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp kỹ thuật tổng hợp góp phần khai thác hiệu quả, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, chống sa mạc hóa, cát bay trên vùng đất rộng lớn của tỉnh là một việc cần thiết.
Theo đó, tài nguyên đất - nước của tỉnh Bình Thuận đã được nghiên cứu, quy hoạch và thực hiện ở nhiều dự án quan trọng. Bước đầu đã thu hoạch được những kết quả đáng kể, hàng trăm hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm, công trình điều tiết lớn nhỏ đã được xây dựng, trữ lại một lượng nước lớn phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, Bình Thuận cũng là một tỉnh có rất nhiều khó khăn đặc biệt, là nơi có lượng mưa rất thấp so với cả nước, diện tích đất cát nhiều, sông suối ngắn, dốc và gần biển, diên biến sa mạc hoá, cát nhảy, cát bay… đang là những cản trở lớn trên bước đường phát triển.
Kết quả nghiên cứu bước đầu đã tổng hợp số liệu, chọn lọc đánh giá về tài nguyên đất - nước trên vùng đất cát (đất cồn cát trắng - Ct, đất cồn cát trắng vàng - Ctv, đất cồn cát đỏ - Cđ, đất cát biển - C; tài nguyên nước mặt trên vùng đất cát, tài nguyên nước ngầm); khảo sát và dự báo khả năng nguy cơ sa mạc hoá và tai biến thiên nhiên trên diện tích đất cát trong những năm tới. Từ đó xem xét khả năng và đề suất giải pháp công trình, giải pháp phi công trình phục vụ việc tạo nguồn nước, phát triển sản xuất hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái trên vùng đất đặc biệt này.
Cần phải tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, tính toán cân bằng nước cho các vùng sản xuất, trong đó đặc biệt lưu ý đến vùng đất cát, đồi cát của tỉnh, đề suất các giải pháp để mang lại màu xanh và cuộc sống ấm no cho mọi người dân trên các vùng đất cát nóng bỏng và khô hạn.

LV (nguồn: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, số 18/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả