SpStinet - vwpChiTiet

 

Đặc điểm địa chất trầm tích Đệ tứ sông Đồng Nai

Nhóm tác giả Nguyễn Tiến Anh Minh, Nguyễn Mạnh Hùng (Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM) tập trung ghiên cứu và phân tích đặc điểm trầm tích Đệ tứ, đặc biệt là các cù lao sông và các cồn dọc sông Đồng Nai, từ Tân Uyên đến cầu Đồng Nai.

Theo đó, phù sa cổ gồm trầm tích Pleistocen giữa – muộn và trầm tích Pleistocen muộn phân bố ở phía đông – đông bắc và phía tây của khu vực nghiên cứu. Các trầm tích phù sa cổ có độ cao từ 5 – 7 m đến vài chục mét, chúng cũng là sườn vách và đáy của đoạn thung lũng sông Đồng Nai trong khu vực nghiên cứu.

Các trầm tích Holocen hình thành và phát triển trong thung lũng sông có chiều rộng từ 0,8-6km phát triển trong thung lũng phù sa cổ, gồm nhiều nguồn gốc: nguồn gốc sông có các trầm tích sông suối, đê tự nhiên, doi sông hiện nay ở các cù lao đang được hình thành phát triển; nguồn gốc hỗn hợp có các trầm tích đầm lầy – biển, sông – đầm lầy, sông – đầm lầy của cù lao sông và cồn sông cổ, sông – đầm lầy của vết khúc uốn. Trong đó, các trầm tích doi cát ven sông – cù lao sông được gộp chung là trầm tích doi cát ven sông – cù lao sông không phân chia.

Các cồn sông hiện tại và những di tích vết khúc uốn và cồn sông cổ trong khu vực đã chứng minh sông Đồng Nai trước đây mang tính chất sông uốn khúc. Ngoài ra, hiện nay tại khu vực nghiên cứu ở các cù lao các doi cát mới đang được hình thành và phát triển khá mạnh. Kết quả nghiên cứu góp phần phục vụ công tác quản lý, quy hoạch khu vực trong nhiều lĩnh vực như phòng tránh xói lở bờ sông, quy hoạch công trình ven sông, sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản và bảo tồn di tích.
LV (nguồn: TC Các khoa học về trái đất, số 3ĐB-2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả