SpStinet - vwpChiTiet

 

Mô hình chà kết hợp rạn nhân tạo phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Khai thác thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh, góp phần quan trọng tạo diện mạo mới cho các địa phương ven biển. Những năm gần đây, do khí hậu, thời tiết thay đổi cùng với sự khai thác, đánh bắt bừa bãi không theo quy luật phát triển tự nhiên và khoa học của ngư dân đã làm cho nguồn lợi thủy sản của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam giảm đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế -  xã hội của huyện.

Để khắc phục hiện trạng này, nhóm tác giả Nguyễn Trọng Lương, Trần Đức Phú (Viện KH&CN Khai thác Thủy sản – Đại học Nha Trang) và Nguyễn Phi Uy Vũ (Viện Hải dương học) đã tiến hành nghiên cứu “Mô hình chà kết hợp rạn nhân tạo nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ” cho huyện Núi Thành. Kết quả, năng suất khai thác nghề lưới rê tăng 1,43 lần, nghề lưới câu tăng 1,4 lần so với các tàu hoạt động cùng thời gian và ngư trường ở địa phương; số lượng loài cùng mật độ phân bố tăng nhanh theo thời gian. Trong khu chà – rạn, số loài tăng từ 45 lên 73 (tăng 62,2%), mật độ từ 272 lên 1.812 cá thể/400m2 (gấp 6,7 lần) ở mặt cắt ngang, ở mặt cắt đứng là 3.800 cá  thể/400m3. Xung quanh khu chà – rạn, số lượng loài tăng từ 45 lên 64, mật độ từ 272 lên 1.228 cá thể/400m2…; san hô mềm và rong bắt đầu phát triển trên các rạn nhân tạo, tạo điều kiện tốt cho các loài thủy sản sinh sản và phát triển.

Kết quả nghiên cứu mô hình chà – rạn của các tác giả đã phát huy hiệu quả trong việc tập trung tăng năng suất khai thác thủy sản; cung cấp cứ liệu khoa học cho các nhà quản lý khu vực ven biển trong công tác khôi phục, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong thực tiễn.
Nguồn: TC NN&PTNT, số 12/2015

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả