SpStinet - vwpChiTiet

 

Điều tra thực trạng điều kiện an toàn lao động tại một số nhà máy thuộc công ty gang thép Thái Nguyên

Đề tài do các tác giả Phạm Thị Hồng Vân, Nguyễn Ngọc Anh (trường ĐH Thái Nguyên), Lê Thanh Hải (Bộ Y tế), Nguyễn Huy Sơn (bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên) thực hiện nhằm mô tả thực trạng điều kiện làm việc tại một số nhà máy trong quy trình sản xuất thép tại công ty Gang thép Thái Nguyên.

Nghiên cứu tiến hành với các công nhân lao động trực tiếp, gián tiếp, với môi trường lao động tại một số nhà máy trong quy trình sản xuất thép tại công ty Gang thép Thái Nguyên.

Kết quả điều tra trên 890 công nhân trực tiếp lao động tại 4 nhà máy (nhà máy Kock hóa, nhà máy Luyện gang, nhà máy Luyện thép và nhà máy Cán thép) cho thấy, có 41,3% cho rằng điều kiện làm việc ở mức độ trung bình - , 33,8% đánh giá điều kiện làm việc ở mức độ khá và chỉ có 16,1% đánh giá điều kiện làm việc ở mức độ tốt. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường làm việc chủ yếu mà công nhân phải tiếp xúc gồm: bụi (95,3%), ồn (90,8%), nóng (87,8%), hơi khí độc (72,9%), căng thẳng về giác quan (72,8%). 93,4% công nhân phải làm việc trong điều kiện có nhiều yếu tố nguy cơ dễ xảy ra tai nạn như nguồn nhiệt gây bỏng (71%), yếu tố gây cháy nổ (69,2%), liên quan đến điện (45,6%), kim loại có thể văng vào người (43,7%). 47,5% làm việc với nhịp độ nhanh. 48,5% làm việc với cường độ căng thẳng. Từ đó đề tài đã đưa ra các khuyến nghị như tăng cường hệ thống thông gió, hút bụi ở các địa điểm sản xuất gây ra ô nhiễm bụi và khí nóng; tổ chức tập huấn về cách phòng, chống các yếu tố nguy cơ dễ gây tai nạn cho người lao động.

LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 3/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả