SpStinet - vwpChiTiet

 

Điều trị phẫu thuật túi phình động mạch thân nền

Đề tài do các tác giả Nguyễn Minh Anh và Nguyễn Phong thực hiện giới thiệu một số trường hợp phẫu thuật túi phình động mạch thân nền.

Phẫu thuật túi phình đỉnh thân nền là một trong những thách thức đối với phẫu thuật viên thần kinh, do túi phình ở vị trí này thường nằm sâu bao quanh các cấu trúc quan trọng trong đó đặc biệt là thân não và việc tiếp cận thương tổn gặp nhiều khó khăn. Phẫu thuật ngày nay đa số sử dụng đường thóp bên trước để tiếp cận thương tổn vùng này.
Đề tài trình bày 2 trường hợp lâm sàng là 1 bệnh nhân nữ và 1 bệnh nhân nam.
Bệnh nhân nữ 50 tuổi nhập viện vì đột quỵ, trước khi nhập viện 5 ngày bệnh nhân bị đau đầu đột ngột, buồn nôn… Kỹ thuật mổ cho trường hợp này là rạch da đường thóp bên trước phải, mở sọ trán thái dương phải, mở sát về phía sàn sọ của cánh bé xương bướm…
Bệnh nhân nam 44 tuổi nhập viện vì đột quỵ, đột ngột đau đầu dữ dội, ói… Kỹ thuật mổ là mở sọ qua đường thóp bên trước phải, tách rộng khe sylvien vén thùy thái dương ra sau tìm dây III theo đó tìm động mạch não sau, thấy túi phình giữa động mạch não sau và động mạch tiểu não trên, bộc lộ cổ túi phình và kẹp túi phình…
Có thể thấy, ưu điểm của kỹ thuật đường mổ đường thóp bên trước là ít vén thuỳ thái dương, đánh giá cấu trúc giải phẫu bể gian cuống não tốt hơn, ít tổn thương dây III và dây IV, an toàn hơn với túi phình hướng ra ngoài… Việc lựa chọn tuỳ thuộc vào các yếu tố như chiều cao của cổ túi phình so với đường trung điểm của hố yên, vị trí của cổ túi phình, kích thước của túi phình…
Như vậy, túi phình tuần hoàn sau vỡ thường gây ra tỉ lệ tử vong cao hơn tuần hoàn trước, đặc biệt là túi phình đỉnh thân nền. Việc phẫu thuật thường khó khăn, tuy nhiên lựa chọn đường mổ thích hợp thì cũng có thể phẫu thuật được và mang lại hiệu quả cao.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 12/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả