SpStinet - vwpChiTiet

 

Khả năng sinh trưởng phát triển và biểu hiện giới tính của một số giống đu đủ địa phương

Đề tài do các tác giả Nguyễn Quốc Hùng, Đào Kim Thoa, Nguyễn Thị Thu Hương (Viện Nghiên cứu rau quả) thực hiện đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng quả và quy luật biểu hiện giới tính của một số giống đu đủ địa phương.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 63 mẫu giống đu đủ địa phương thu thập từ một số tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Gia Lai, Tiền Giang, Sóc Trăng, 10 mẫu giống có một số đặc điểm quý đã được đưa vào trồng đánh giá tại Gia Lâm – Hà Nội từ 2008-2010. Giống đu đủ lai F1 Hồng phi được sử dụng làm đối chứng cho các nội dung nghiên cứu.
Kết quả, các giống đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng ra hoa đậu quả trong điều kiện vùng trồng Gia Lâm – Hà Nội. Các giống đu đủ địa phương có sự khác nhau về các đặc điểm sinh trưởng, màu sắc thịt quả, năng suất và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng. Ở quần thể đời tự phối S1, các giống đu đủ địa phương có sự biểu hiện về giới tính khác nhau ở các phép lai khác nhau. Các phép lai hoa lưỡng tính x hoa lưỡng tính và hoa cái x hoa lưỡng tính cho quần thể đời tự phối S1 hoàn toàn không có cây đực. Phép lai hoa lưỡng tính x hoa lưỡng tính từ hai giống khác nhau cho sự biểu hiện giới tính ở quần thể con lai F1 tương tự như sự biểu hiện giới tính ở quần thể đời tự phối S1. Các giống đu đủ địa phương có một số tính trạng quý và được sử dụng làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo các giống đu đủ lai F1 là ĐB102, QNI01, IA05, 12-10, TGI03 và giống STR02.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 5/2011)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả