SpStinet - vwpChiTiet

 

Nhân trường hợp hẹp niệu đạo - cổ bàng quang sau mổ cắt tuyến tiền liệt nội soi qua đường niệu đạo, nhìn lại biến chứng có thể gặp sâu phẫu thuật nội soi cắt u phì đại tuyến tiền liệt

Đề tài do các tác giả Trịnh Hồng Sơn, Trần Chí Thanh, Phạm Thế Anh, Nguyễn Tiến Quyết thực hiện nhằm mô tả lại trường hợp bệnh nhân bị hẹp niệu đạo sau nhiều lần mổ vì u phì đại tuyến tiền liệt (UPĐTTL) và vì biến chứng sau mổ; nhìn lại biến chứng xa của phương pháp cắt tuyến tiền liệt nôi soi (CTTLNS) để các bác sĩ trước khi phẫu thuật cần giải thích rõ cho bệnh nhân và gia đình, tránh những thắc mắc, kiện cáo sau mổ.

Đề tài giới thiệu bệnh án 1 bệnh nhân nam 66 tuổi bị hẹp niệu đạo sau nhiều lần mổ CTTLNS vì UPĐTTL và vì biến chứng của nó sau mổ tại bệnh viện Việt Đức (năm 2005) và bệnh viện Hữu Nghị (năm 2006, 2007).
Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, biến chứng xa sau CTTLNS gồm hẹp niệu đạo trước, hẹp cổ bàng quang - hẹp niệu đạo tuyến tiền liệt, són nước tiểu gắng sức, rỉ nước tiểu liên tục… Nguyên nhân của hẹp niệu đạo là do dùng cỡ máy to hơn kích thước niệu đạo, do chấn thương khi đặt máy cắt tuyến tiền liệt hoặc do thời gian phẫu thuật kéo dài cũng có thể gây thiếu máu vật xốp mà hậu quả là làm hẹp niệu đạo. Điều trị biến chứng này phụ thuộc vào vị trí tổn thương, độ dài, một hay nhiều vị trí, hẹp lần đầu hay tái phát mà có chỉ định nong niệu đạo, cắt trong niệu đạo, cắt đoạn hẹp nối niệu đạo tận - tận, cắt trong niệu đạo bằng dao lạnh hay dao laze, hoặc tạo hình niệu đạo bằng vạt da một hoặc hai thì…
Trường hợp bệnh án trong nghiên cứu này, bệnh nhân có biểu hiện hẹp miệng sáo và hố thuyền sau 4 lần phẫu thuật ở Việt Nam và 1 lần mổ tại nước ngoài; vào viện lần thứ 6 vì hẹp hố thuyền tái phát. Phương pháp dùng cho trường này là nong niệu đạo bằng nước sau mổ… Như vậy, cho dù phương tiện hiện đại nhất và được mổ ở nơi có nhiều kinh nghiệm nhất với những chuyên gia giỏi nhất, biến chứng hẹp cổ bàng quang - hẹp niệu đạo tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo trước sau CTTLNS là những biến chứng có thể gặp và chính nó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ thống tiết niệu dưới cũbng như ảnh hưởng tới tâm lý chung của người bệnh, nhất là bệnh nhân phải mổ nhiều lần. Sự chăm sóc, quan tâm và giải thích rõ ràng cho bệnh nhân và gia đình cũng là một phần không nhỏ trong quá trình điều trị bệnh.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 1/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả