SpStinet - vwpChiTiet

 

Sự cố trong thi công tầng hầm nhà cao tầng

Đề tài do tác giả Đỗ Đình Đức (Đại học Kiến trúc Hà Nội) thực hiện. Thi công tầng hầm là việc làm quen thuộc của các công trình hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại sự cố hố đào, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây thiệt hại về kinh tế.

Xuất phát từ một loạt các sự cố đào trong thời gian gần đây như: Tháp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Văn phòng Tổng công ty Vinaconex, cao ốc Pacific…tác giả đã tìm hiểu và đưa ra một số nguyên nhân gây nên sự cố như: mất nước trong đất nền khu vực lân cận hố đào; tường chắn có chuyển vị đáng kể về phía hố đào; tường chắn không liên tục; hiện tượng “bùng nền”.
Vì thế giải pháp đưa ra để ngăn ngừa sự cố hố đào khá cụ thể, toàn diện. Cụ thể như sau:
• Đơn vị thi công phải lập báo cáo đánh giá đầy đủ các thông số về đất nền, nước ngầm, dòng chảy trong đất, đánh giá toàn diện rủi ro tiềm ẩn có thể gây ra các sự cố trong quá trình thi công hố đào… và đề ra các biện pháp khắc phục chủ động trước khi thi công công trình
• Không sử dụng tường chắn không liên tục với các  hố đào nằm trong các đô thị, nằm gần các công trình đang khai thác sử dụng; nhất thiết phải tính toán dự báo giá trị chuyển dịch của đất nền và tường chắn khi thiết kế thi công hố đào; 

• Phải gắn thiết bị quan trắc độ lún sụt của đất nền lân cận hố đào, quan trắc chuyển vị của tường chắn nhằm phát hiện kịp thời các sự cố xảy ra;
• Cần khẩn trương hoàn thành bản đồ phân vùng địa chất thủy văn và quy định độ sâu cho phép trong xây dựng công trình ngầm, làm cơ sở cho công tác thiết kế quy hoạch công trình ngầm đô thị, công tác thiết kế kiến trúc cũng như lập biện pháp thi công công trình ngầm đô thị…

BH (Theo Tạp chí Xây dựng, số1/08)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả