SpStinet - vwpChiTiet

 

Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp từ 1/1/2004 đến 31/12/2006

Đề tài do các tác giả Trần Lệ Diễm Thúy, Trần Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Tuyết, Trương Phan Thu Loan, Nguyễn Thanh Hiền thực hiện khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp nhập vào phòng cấp cứu khoa Tim mạch B và xem xét một số đặc điểm các phương pháp điều trị tại khoa nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.

Nghiên cứu tiến hành với 510 bệnh nhân nhập vào phòng cấp cứu khoa Tim mạch B, bệnh viện Nhân dân 115 được chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp từ ngày 1/1/2004 đến 31/12/2006.
Kết quả cho thấy, bệnh nhân nam (58%) nhiều hơn nữ (41,6%), xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 60-79 (55%). Về đặc điểm lâm sàng, nhóm bệnh nhân NMCT ST chênh lên nhiều hơn hẳn NMCT ST không chênh và CDTNKOD với tỷ lệ lần lượt là 45%, 38% và 17%. Phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn, triệu chứng đau ngực không điển hình, tổn thương mạch vành chủ yếu là bệnh nhiều nhánh. Hầu hết bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ trong đó tăng huyết áp là chủ yếu. Số lượng bệnh nhân được tái tưới máu cấp còn thấp (9,3%). Tỷ lệ sử dụng thuốc theo hướng dẫn mới khá cao, đặc biệt các thuốc có lợi cho bệnh nhân như heparin trọng lượng phân tử thấp (94%), chống ngưng tập tiểu cầu (95,3%), ức chế bêta (76,67%)… Kết quả điều trị cho thấy, có 6,66% trường hợp tử vong trong đó tử vong do NMCT ST chênh lên cao hơn nhiều so với NMCT ST không chênh và CDTNKOD (có giảm so với trước đây). Tuy nhiên, biến chứng sau NMCT còn nhiều (rối loạn nhịp 7,05%; suy tim 16,47%; đau ngực tái phát 0,78%...).
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 2/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả