SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu khả năng phân hủy dioxin và phân loại gien mã hóa dioxin dioxygienaza của hỗn hợp chủng vi khuẩn kị khí không bắt buộc SETDN20 từ đất nhiễm độc hóa học tại Đà Nẵng

Đề tài do các tác giả Nguyễn Thị Sánh, Nghiêm Ngọc Minh, Nguyễn Quốc Việt, Đặng Thị Cẩm Hà (Viện Công nghệ Sinh học) thực hiện nhằm tìm hiểu khả năng phân hủy của vi sinh vật trên môi trường chứa dịch chiết đất (chứa 2,3,7,8 –TCDD).

Hỗn hợp chủng SETDN20 được phân lập bằng phương pháp làm giàu nhiều lần từ lô đất xử lý tẩy độc bằng phân hủy sinh học DN100T ở sân bay Đà Nẵng được nhóm nghiên cứu nuôi ở điều kiện kỵ khí không sử dụng hỗn hợp khí N2, CO2 và H2 trong tủ nuôi cấy kỵ khí chuyên dụng. Cặp mồi sử dụng cho việc khuyếch đại đoạn gien 16S ARN ribosom phục vụ nghiên cứu đa dạng hỗn hợp chủng vi khuẩn đất bằng kỹ thuật PCR-DGGE.
Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu với một loạt các phương pháp như: phân lập vi khuẩn, nghiên cứu hình thái tế bào, tách AND tổng số, PCR và nhân dòng đọc trình tự, điện di gen gradient biến tính để xác định mức độ đa dạng của vi sinh vật trong tập đoàn, xác định độ tồn lưu của PCDD và PCDFs. Nhóm nhận thấy, hợp chủng SETDN20 có thể bao gồm 3 loài khác nhau và có khả năng phát triển trên nguồn dịch chiết đất với hàm lượng cao trong điều kiện kỵ khí không bắt buộc. Hợp chủng sau khi nuôi 2 tháng ở nhiệt độ 300C đã loại bỏ 17,9% tổng độ độc trong đó có 2,3,7,8 –TCDD. Trong hỗn hợp chủng SETDN20 chứa gen mã hóa enzim dioxin dioxygienaza. Enzim  này có độ tương đồng cao với nhóm enzim phenylpropionate (99%). Ở điều kiện kỵ khí không bắt buộc, gien mã hóa cho các enzim dioxygienaza tham gia vào quá trình cắt vòng thơm vẫn có mặt.

BH (Theo Tạp chí Sinh học, tập 29, số4/07)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả