SpStinet - vwpChiTiet

 

Các giải pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ĐBSCL

Đề tài do TS. Nguyễn Thị Quy (Viện nghiên cứu giáo dục – trường ĐH Sư phạm TP.HCM) thực hiện nhằm khảo sát năng lực giáo viên tiểu học ĐBSCL, đề xuất các giải pháp và thử nghiệm tại một số trường tiểu học ở tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang.

Đề tài tiến hành khảo sát những điều kiện để nâng cao hiệu quả giáo dục như khả năng phân tích chương trình, nội dung sách giáo khoa, thiết kế bài giảng; kiến thức cơ bản liên quan đến các môn của tiểu học; năng lực tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh…; khảo sát trình độ học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên một số trường tiểu học thuộc 5 tỉnh ĐBSCL là Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Trà Vinh.

Theo đó, muốn nâng cao năng lực giáo viên cần thiết phải thực hiện được 2 vấn đề cơ bản là giáo viên phải có mức lương đủ sống để nuôi gia đình mà không phải làm thêm nghề khác; giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thiết thực để nâng cao tay nghề. Các giải pháp đề tài đưa ra gồm: nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo sự chỉ đạo của Bộ; bồi dưỡng giáo viên tiểu học bằng những công việc cụ thể; hoạt động hỗ trợ dạy học (xây dựng khối cộng đồng giáo dục: nhà trường – gia đình – xã hội, hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ được giao; tăng cường thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, đặc biệt đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy vi tính nối mạng, máy chiếu, ti vi… tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên truy cập tài liệu, thông tin và áp dụng phương pháp dạy học tích cực có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin). Tác giả đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị. Đối với Bộ Giáo dục – Đào tạo cần có đội ngũ chuyên viên chuyên trách bồi dưỡng thường xuyên; cải tiến nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng và từng địa phương… Đối với Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo các tỉnh ĐBSCL cần tìm hiểu kỹ tình hình đội ngũ giáo viên ở tỉnh, đề xuất với Bộ chương trình bồi dưỡng giáo viên phù hợp với thực tế địa phương; liên hệ với các trường đại học, cao đẳng sư phạm để triển khai các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng tại cơ sở; đôn đốc, kiểm tra nghiêm túc các lớp bồi dưỡng, tránh bệnh thành tích, đảm bảo chất lượng các khóa tập huấn; tăng cường trang thiết bị nghe nhìn cần thiết cho các lớp bồi dưỡng và các trường tiểu học. Ban giám hiệu các trường tiểu học cần khuyến khích, động viên giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hạn chế những công việc hành chính và những quy định gò bó khiến giáo viên không phát huy được khả năng sáng tạo… Đội ngũ giáo viên tiểu học cần nỗ lực, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, chủ động cập nhật tư liệu thông tin, hình ảnh minh họa bài giảng thêm sinh động.

LV (nguồn: TL Hội nghị KHXH Nam bộ 2008)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả