SpStinet - vwpChiTiet

 

Khảo sát tác dụng kháng vi sinh vật của cây lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms)

Với nghiên cứu này, nhóm tác giả Đào Thị Kim Anh (ĐH Sư phạm TP. HCM), Trương Thị Đẹp, Nguyễn Tú Anh (ĐH Y dược TP. HCM) tiến hành khảo sát tác dụng kháng vi sinh vật in vitro của cây lục bình thu hái từ sông Sài Gòn (TP. HCM) và các ao nước đọng ở tỉnh Bình Dương.

Lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms) từ lâu được biết đến là loài cây có nhiều công dụng như dùng làm thức ăn cho người, vật nuôi, làm phân bón hoặc dùng làm thuốc chữa sưng tấy, viêm đau; ngoài ra nhờ khả năng hấp thu một số kim loại nặng mà lục bình được sử dụng để giảm ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước.

Theo nghiên cứu này, lục bình sống ở môi trường nước đứng có hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn so với ở môi trường nước chảy. Ở cây lục bình, căn hành có thể là bộ phận chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nhất và có phổ kháng khuẩn tương đối rộng trên cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, cao lục bình có khả năng kháng vi khuẩn Gram (+) tốt hơn kháng vi khuẩn Gram (-), ngay cả với chủng MRSA. S. aureus là chủng vi khuẩn nhạy cảm nhất trong khi E. coli lại là chủng có độ nhạy thấp nhất, thấp hơn cả P. aeruginosa là chủng có tỷ lệ đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh trong lâm sàng.

Với kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật in vitro thu được, có thể giải thích một số bài thuốc trong dân gian đã sử dụng cây lục bình để chữa các nhiễm khuẩn ngoài da. Tiếp tục nghiên cứu này, cao lục bình sẽ được tiến hành đánh giá khả năng kháng khuẩn in vivo với định hướng sử dụng làm chế phẩm dùng ngoài da hay dùng trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.
LV (nguồn: TC Dược học, 10/2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả