SpStinet - vwpChiTiet

 

Quản lý hoạt động thu gom rác sinh hoạt ở TP.HCM: thực trạng và giải pháp

Nghiên cứu của ThS. Hoàng Thị Kim Chi (Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM) đã phân tích tình hình quản lý hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp cải thiện việc quản lý lực lượng này.

Quá trình phân tích tiến hành dựa trên kết quả khảo sát vào tháng 11/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức Hoạt động vì Môi trường và Phát triển các nước Thế giới Thứ ba (Enda Việt Nam).

Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP.HCM hiện nay gồm 3 công đoạn chính: thu gom rác tại nguồn - vận chuyển - xử lý. Trong đó khâu thu gom do hai lực lượng chính thực hiện, gồm lực lượng công lập (các công ty dịch vụ công ích quận huyện) và dân lập (lực lượng tự do, hợp tác xã (HTX) thu gom hoặc tổ chức nghiệp đoàn).

Kết quả phân tích cho thấy hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt sinh hoạt trên địa bàn thành phố hiện nay được xã hội hóa khá mạnh, với lực lượng thu gom rác ngoài khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ cao và hoạt động hoàn toàn bằng nguồn đóng góp của các chủ nguồn thải. Tuy nhiên, lực lượng thu gom rác tự do này khá đông nên bắt đầu phát sinh nhiều bất cập.

Nghiên cứu nhận định, thành phố cần ban hành chính sách hỗ trợ và hướng dẫn người thu gom rác chuyển đổi phương tiện thu gom cho phù hợp với tính chất hoạt động và đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt cần chú trọng các chính sách như: Chính sách miễn giảm thuế cho các tổ chức hoạt động vệ sinh môi trường; Chính sách hỗ trợ thành lập HTX; Các ưu tiên tạo thuận lợi cho HTX hoạt động; Cho phép HTX được giữ lại phí quản lý để trang trải hoạt động;... qua đó khuyến khích các đối tượng tự do tham gia vào tổ chức thu gom rác, giảm đầu mối thu gom.
 
TN (nguồn: TC Nghiên cứu Phát triển, số 03/ 2013)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả