SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng ảnh viễn thám MODIS theo dõi khô hạn ảnh hưởng đến nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm tác giả Nguyễn Hồng Quyên, Huỳnh Thị Thu Hương, Võ Quang Minh (Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, ĐH Cần Thơ) thực hiện nghiên cứu ứng dụng việc tính toán chỉ số khô hạn nhiệt độ - thực vật từ chuỗi ảnh MODIS 8 ngày lặp-MODIS09Q1 250m và MOD11A2 1000m nhằm đánh giá và dự báo khô hạn khu vực ĐBSCL.
 

Hình minh họa.
 
Kết quả tính toán cho thấy, chỉ số khô hạn TVDI ở ĐBSCL thường đạt giá trị từ 6-8 và thường xuất hiện cục bộ phân bố chủ yếu ở vùng có địa hình cao tỉnh An Giang và vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Chỉ số khô hạn TVDI có độ tin cậy cao khi được so sánh với các chỉ số thiếu nước WDI và chỉ số chuẩn hóa lượng mưa SPI cho thấy khả năng ứng dụng ảnh viễn thám nhiệt của MODIS để theo dõi và dự báo khô hạn cho vùng ĐBSCL là phù hợp.

Nghiên cứu cũng đã xác định được các khu vực canh tác lúa có khả năng bị khô hạn nông nghiệp ở ĐBSCL trong năm 2011. Kết quả này sẽ giúp xác định các khu vực khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp để lựa chọn kiểu sử dụng và lịch thời vụ phù hợp.

Tuy nhiên, việc xác định phương trình đường giới hạn ướt và giới hạn khô trong tính toán chỉ số TVDI còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm người xử lý, do đó cần nghiên cứu phương pháp xác định 2 đường giới hạn này để có sai số thấp nhất. Việc sử dụng ảnh viễn thám nhiệt của MODIS vào mùa mưa cần được hỗ trợ thêm bằng ảnh viễn thám chủ động hay các dữ liệu đo đạc từ thực địa để khắc phục ảnh hưởng của mây.
 
LV (nguồn: Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc, 10/2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả