SpStinet - vwpChiTiet

 

Chế độ khoan ngang hợp lý áp dụng để thăm dò, tháo khí mê tan ở mỏ than Mạo Khê

Đề tài do TS. Phạm Quang Hiệu, PGS.TS Trần Đình Kiên, GS.TS Võ Trọng Hùng (Trường ĐH Mỏ - Địa chất), NCS. Nguyễn Trần Tuân (Viện KHCN Mỏ), KS. Lê Văn Quyết (Sở Công thương tỉnh Hà Nam) thực hiện nghiên cứu các thông số chế độ khoan cho khoan xoay bằng mũi khoan kim cương và mũi khoan hợp kim cứng.
Theo đó, trong cùng một điều kiện địa chất kỹ thuật, phương pháp khoan này có thể đạt hiệu quả cao hơn phương pháp khoan khác. Mỗi phương pháp khoan đều được trang bị các dụng cụ khoan khác nhau, do đó công nghệ khoan cũng khác nhau. Do điều kiện địa chất và điều kiện kỹ thuật công nghệ mà việc kết hợp các phương pháp khoan với nhau là rất khó thực hiện. Khi lựa chọn thiết bị, dụng cụ khoan và phương pháp khoan cần nghiên cứu kỹ điều kiện địa chất mỏ, tính chất cơ lý đá; điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình và các nguồn cung cấp nguyên liệu cho khoan; điều kiện và kích thước lò khai thác sao cho phù hợp với thiết bị để đáp ứng được công nghệ khoan đề ra.
Quá trình khoan ngang trong các đường lò ở mỏ than Mạo Khê, các thông số chế độ khoan cần được thiết kế đảm bảo tuyệt đối chính xác. Đồng thời, trong quá trình thi công, người thi công phải theo sát thực tế để điều chỉnh các thông số sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao. Công nghệ khoan các lỗ khoan ngang tháo nước, tháo khí là một công nghệ khá mới ở Việt Nam nói chung và ở khu mỏ nói riêng. Đây là công nghệ rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các phương pháp, thông số kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện công việc khoan để lỗ khoan đảm bảo được chất lượng đề ra. Đề nghị có những thử nghiệm và kiểm nghiệm tiếp theo để có được những yếu tố thuận lợi nhất cho quá trình thi công từ nay về sau.
LV (nguồn: TC Công nghiệp Mỏ, số 2-2010)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả