SpStinet - vwpChiTiet

 

Các mô hình năng suất xanh – công cụ hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

Đề tài do các tác giả Đặng Mỹ Thanh, Nguyễn Thúy Lan Chi (Khoa Môi trường và Bảo hộ Lao động – Đại học Tôn Đức Thắng), Hoàng Khánh Hòa (Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường) thực hiện nhằm tìm hiểu thông tin, khái niệm cơ bản về năng suất xanh (NSX); hiện trạng ứng dụng các mô hình NSX tại Việt Nam; đánh giá tiềm năng ứng dụng các mô hình NSX vào việc xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nghiên cứu điển hình tại huyện Củ Chi – TP.HCM.

Trong những năm qua, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đã có nhiều dự án được thực hiện và thu được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Trong số đó, phải kể đến “Dự án Năng suất xanh tại cộng đồng” do Tổ chức Năng suất Châu Á – Asian Productivity Organization (APO) hỗ trợ Trung tâm Năng suất Việt Nam – Vietnam Productivity Center (VPC) thực hiện từ năm 1998 – 2003 tại 81 làng thuộc 21 tỉnh thành trong cả nước, đã mang lại nhiều kết quả ý nghĩa, giúp tăng năng suất nông nghiệp, phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH) trong khi vẫn duy trì bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện các mô hình NSX.

Qua các khảo sát nghiên cứu của đề tài này cho thấy, NSX là công cụ giúp cho việc hiện thực hóa tiêu chí môi trường – tiêu chí số 17 trong hệ thống 19 tiêu chí XDNTM. Trên cơ sở đó, nếu sớm triển khai ứng dụng NSX vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời ban hành các tài liệu hướng dẫn, quy định việc thực hành NSX, người dân khu vực nông thôn huyện Củ Chi nói riêng và cả nước nói chung sẽ sớm ý thức được vấn đề môi trường trong sản xuất và sinh hoạt; từ đó có hướng điều chỉnh thói quen và hành vi sao cho thân thiện với môi trường. Các mô hình NSX nhìn ở góc độ bảo vệ môi trường chính là hình thức quản lý tài nguyên và môi trường dựa vào cộng đồng. Do đó, việc phát triển các mô hình NSX trong cộng đồng dân cư khu vực nông thôn có sản xuất nông nghiệp sẽ phát huy sự chủ động tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, phát triển KT – XH, xóa đói giảm nghèo,… góp phần phát triển chính cộng đồng. Đây chính là nội dung, đồng thời là giải pháp để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM hiện nay.
 
LV (nguồn: Kỷ yếu Hội thảo KH ĐH Tôn Đức Thắng, 5/2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả