SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu chọn tạo giống sắn cho các tỉnh phía Nam

Giống sắn được trồng phổ biến hiện nay ở ba vùng trồng sắn chính và là vùng sản xuất sắn hàng hóa quan trọng nhất ở Việt Nam gồm Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là KM94. Giống sắn KM94 này có thời gian sinh trưởng hơn 10 tháng mới đạt được năng suất bột cao. Khi giống sắn này bị nhiễm bệnh chổi rồng (Phytoplasma. sp) sẽ gây hại trên diện rộng, làm thiệt hại đáng kể đến thu nhập và đời sống của nông dân. Năng suất sắn của miền Trung và Tây Nguyên thấp là do phần lớn nông dân ở 2 vùng này trồng sắn chưa hợp lý, còn theo lối độc canh, không bón phân hoặc bón phân không cân đối, chưa áp dụng các biện pháp bảo vệ đất và chống xói mòn.
Giống sắn được trồng phổ biến hiện nay ở ba vùng trồng sắn chính và là vùng sản xuất sắn hàng hóa quan trọng nhất ở Việt Nam gồm Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là KM94. Giống sắn KM94 này có thời gian sinh trưởng hơn 10 tháng mới đạt được năng suất bột cao. Khi giống sắn này bị nhiễm bệnh chổi rồng (Phytoplasma. sp) sẽ gây hại trên diện rộng, làm thiệt hại đáng kể đến thu nhập và đời sống của nông dân. Năng suất sắn của miền Trung và Tây Nguyên thấp là do phần lớn nông dân ở 2 vùng này trồng sắn chưa hợp lý, còn theo lối độc canh, không bón phân hoặc bón phân không cân đối, chưa áp dụng các biện pháp bảo vệ đất và chống xói mòn.
Để mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống cho nông dân trồng sắn. Vấn đề cấp thiết là cần đa dạng cơ cấu giống sắn từ ngắn, trung và dài ngày, đồng thời nghiên cứu chọn tạo giống sắn có năng suất bột cao, ổn định và thích nghi với điều kiện của các tiểu vùng sinh thái khác nhau, có khả năng kháng một số sâu bệnh hại cũng như nghiên cứu các biện pháp canh tác hợp lý.
Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề của sản xuất sắn hiện nay, nhóm nghiên cứu do TSKH. Nguyễn Hữu Hỷ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn cho các tỉnh phía Nam” với các nội dung nghiên cứu bao gồm: Chọn tạo từ 2 - 3 giống sắn được công nhận, năng suất > 50 tấn; hàm lượng tinh bột ≥28% thích hợp với sinh thái Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Chọn tạo từ 1 - 2 giống sắn được công nhận, năng suất >35 tấn; hàm lượng tinh bột ≥28% thích hợp với đất cát vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thử nghiệm sản xuất. Từ đó nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống sắn năng suất cao, hàm lượng tinh bột ≥ 28% cho các tỉnh phía Nam.
Trong 4 năm thực hiện đề tài đã lai tạo, xử lý đột biến và chọn tạo được 72 dòng sắn triển vọng năng suất cao theo mục tiêu định hướng, cụ thể như sau:

1. Về lai tạo và đột biến:
Đề tài đã lai tạo và chọn được 30 dòng F1C3 triển vọng của 20 tổ hợp lai theo mục tiêu định hướng, các dòng sắn triển vọng có năng suất cá thể từ 50 - 68 tấn/ha. Kết quả 4 năm xử lý đột biến bằng nguồn phóng xạ Coban60 đối với hom và hạt với các mức liều lượng chiếu khác nhau chúng tôi chọn lọc được 15 dòng đột biến chu kỳ 3 (M3) từ hom, 27 dòng đột biến chu kỳ 3 (M3) triển vọng từ hạt có năng suất từ 45 - 65 tấn/ha.

2. Tuyển chọn giống và mô hình trình diễn giống sắn
- Kết quả  khảo sát đơn luống: Kế thừa nguồn vật liệu của 100 dòng sắn chọn lọc từ các dòng đột biến và các dòng lai của đề tài trước. Trên cơ sở mục tiêu định hướng về đặc tính nông học, năng suất của các dòng sắn. Kết quả chọn lọc được 35 các dòng sắn triển vọng, ít phân cành và năng suất  từ 40 - 67 tấn/ha.
- Kết quả khảo sát sơ Bộ: Tuyển chọn được 14 dòng có tiềm năng năng suất củ tươi đạt từ 38 - 57,5 tấn/ha, hàm lượng tinh bột dao động từ 26 - 31%, năng suất tinh bột đạt 10,8 - 16,5 tấn/ha, cao hơn giống sắn KM94.
- Các kết quả khảo nghiệm sinh thái tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Chọn tạo được giống sắn HL-S10 có năng suất từ 47,7 tấn/ha đến 52 tấn/ha trong thí nghiệm, cao hơn so với giống đối chứng KM140 từ 10 - 15% và cao hơn giống đối chứng KM94 từ 17-28%, thích nghi rộng với vùng sinh thái Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giống HL-S10 được công nhận sản xuất thử theo Quyết định số 85/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngày 13/01/2016; Tuyển chọn được giống sắn mới KM101 có năng suất từ 43 - 47 tấn/ha, cao hơn so với giống đối chứng KM140 từ 6,5 - 12,67% và cao hơn 17% so với giống đối chứng KM94, hàm lượng tinh bột đạt 26 - 27%, thích nghi rộng với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giống KM101 đã được Hội đồng Khoa học cấp Bộ nhất trí 100% đang chờ quyết định  của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử.
- Kết quả khảo nghiệm sinh thái tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: Tuyển chọn được 1 giống sắn mới KM505 có năng suất từ 34 tấn/ha đến 36,75 tấn/ha vượt 15- 16% so với giống KM94, hàm lượng tinh bột >28%, thích nghi cho vùng sinh thái Duyên Hải Nam Trung Bộ. Giống KM505 đã được Hội đồng Khoa học cấp Bộ nhất trí 100%, đang chờ quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử.
- Kết quả trình diễn mô hình giống sắn: Kết quả mô hình trình diễn 3 giống sắn HL-S10, HL-S11 và KM101 tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Đối với mô hình giống HL-S10 đạt năng suất bình quân từ 45,35 - 48,62 tấn/ha vượt 22,3 - 28,7% so với đối chứng KM94, lợi nhuận cao hơn từ 12 - 15 triệu đồng/ha so với giống KM94. Đối với mô hình trình diễn giống HL-S11 năng suất đạt bình quân 43,3 - 44,3 tấn/ha, năng suất vượt so với đối chứng KM94 từ 17 - 18,1%, lợi nhuận cao hơn so với giống KM94 từ 9 - 19 triệu đồng/ha. Mô hình trình diễn giống sắn KM101 năng suất đạt trung bình tại các điểm từ 43,7 - 44,58 tấn/ha, vượt 17,0 - 17,9% so với giống KM94, lợi nhuận cao hơn giống KM94 từ 8 - 9,5 triệu đồng/ha; Kết quả trình diễn mô hình giống sắn KM505 tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: Mô hình trồng giống KM505 tại Bình Định năng suất cao hơn giống đối chứng KM94 từ 2,3 - 5,16 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn mô hình đối chứng KM94 từ 4,6 - 6,81 triệu đồng/ha. Tại Quảng Ngãi năng suất giống sắn K505 trong mô hình cao hơn giống đối chứng KM94, lợi nhuận kinh tế giống sắn KM505 cao hơn từ 4,2 - 10,8 triệu đồng/ha.

3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thử nghiệm sản xuất.
- Kết quả thử nghiệm các công thức phân khoáng (N, P, K) bón cho sắn tại đất đỏ Hưng Lộc, Trảng Bom- Đồng Nai (2012- 2015). Công thức phân khoáng bón cho sắn: 80kg N + 60kg P2O5 + 180kg K2O cho năng suất củ tươi và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Kết quả nghiên cứu một số công thức phân khoáng kết hợp với phân hữu cơ bón cho sắn trên đất đỏ Hưng Lộc - Trảng Bom - Đồng Nai (2012- 2013). Công thức phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng bón cho sắn cho năng suất củ tươi cao nhất là: 90N-60P2O5 - 120K2O + 15 tấn PC; công thức cho hiệu quả kinh tế cao nhất là: 90N-60P2O5 - 120K2O + 10 tấn PC.
- Kết quả nghiên cứu các công thức trồng xen chống xói mòn đất trồng sắn tại đất đỏ  Đồng Nai (2012-2015). Công thức có băng cỏ Vetiver, lượng đất trôi do xói mòn giảm trung bình sau 4 năm lên tới 72,69% so với đối chứng trồng thuần.
- Kết quả nghiên cứu các công thức trồng xen cây họ đậu với sắn tại đất đỏ Đồng Nai (2012-2015). Các công thức trồng xen cây họ đậu trong hàng sắn và cây họ đậu thân gỗ làm hàng rào trong ruộng sắn cho năng suất củ tươi cao hơn sắn trồng thuần ở cả diện tích có bón phân và không bón phân.
- Kết quả xây dựng mô hình canh tác sắn tổng hợp bền vững cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Mô hình canh tác trồng lạc xen sắn cho hiệu quả kinh tế cao nhất, có tính bền vững và cần khuyến cáo mở rộng ra sản xuất.
Các kết quả nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam và tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nguồn: most.gov.vn

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả