SpStinet - vwpChiTiet

 

Mối liên giữa nồng độ HBV – DNA với các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh VGVR B cấp tính

Đề tài do các tác giả Lê Ngọc Triều (BV 198 Bộ Công an), Lương Thị Yến, Trần Minh Trí (E17-TC-VI-Bộ Công an) thực hiện nhằm xác định mối tương quan giữa nồng độ HBV-DNA với các tổn thương lâm sàng, sinh hóa và huyết học ở bệnh nhân viêm gan virus B cấp.

Nghiên cứu tiến hành với 33 bệnh nhân viêm gan virus B cấp tuổi từ 18-60, được điều trị nội trú tại khoa truyền nhiễm bệnh viện 198 – Bộ Công an từ 2003-2005.

Kết quả cho thấy, bệnh nhân mắc viêm gan cấp thường là những người trẻ (tuổi từ 18-44 chiếm tới 72,72%), nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Các triệu chứng lâm sàng thường là nước tiểu sẫm, mệt mỏi, chán ăn, vàng da… Nồng độ HBV-DNA có tỷ lệ cao ở nhóm có thời gian bình thường hóa men gan kéo dài và men gan tăng ở mức độ trung bình. Trong những trường hợp viêm gan nặng thì nồng độ HBV-DNA cũng chỉ tăng ở mức độ trung bình thậm chí còn thấp. Nồng độ HBV-DNA có liên quan chặt chẽ với việc tăng men gan và tăng bilirubin kéo dài, biểu hiện rõ nét ở nhóm men ATL tăng không cao nhưng kéo dài rất lâu, có thể 3-4 tháng, những trường hợp này dễ trở thành viêm gan mạn tính. Về điều trị những trường hợp có nồng độ HBV-DNA cao từ 1.00.000 đến 1.000.000 copies khó khăn hơn nhiều vì tổn thương kéo dài và dai dẳng. Trường hợp triệu chứng lâm sàng rầm rộ (nặng) thì nồng độ HBV-DNA lại không cao và điều trị đạt kết quả tốt hơn, thời gian điều trị ngắn hơn và khả năng trở thành mạn tính ít hơn.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 4/2008)
 
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả