SpStinet - vwpChiTiet

 

Xác định hàm lượng trứng giun sán và vi sinh vật gây hại trên rau ăn lá bón bằng phân compost 

Đề tài do nhóm tác giả Bùi Thị Mai Phụng (Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, ĐH An Giang) và Nguyễn Thị Thu Thảo (Văn phòng HĐND huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) thực hiện nhằm xác định một số nhóm vi sinh vật gây hại, trứng giun hiện hữu trên cây rau và tìm giải pháp khắc phục, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Nhóm nghiên cứu tiến hành các thí nghiệm trồng cải xanh theo phương pháp bán thủy canh trong các chậu với giá thể là xơ dừa, có bón phân compost (lấy từ Khu Xử lý rác thải tập trung xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang) với 6 nghiệm thức. Quá trình phân tích sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để phân tích tìm sự khác biệt về tăng trưởng của cây và tỉ lệ nhiễm coliforms, trứng giun bám trên cây giữa các nghiệm thức.

Kết quả phân tích cho thấy, các nghiệm thức trồng cải xanh có bổ sung phân compost thì phát triển tốt hơn so với nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ. Hàm lượng phân compost bón càng nhiều thì cây càng phát triển nhanh, cho trọng lượng càng cao, đồng thời có nhiều coliforms và trứng giun bám trên rau.

Tỉ lệ lây nhiễm trung bình coliforms và trứng giun từ phân compost sang cây trồng tương đối thấp, cả hai đều dưới 10%. Nghiệm thức 6 (NT6) có bổ sung 600 g phân compost cho trọng lượng cây vượt trội so với các nghiệm thức còn lại. Không tìm thấy E.coli trong phân compost và cải xanh. NT5 có bổ sung 500 g phân compost có tỉ lệ chết cao do sâu ăn lá tấn công nhưng tỉ lệ nhiễm Coliforms và trứng giun thấp hơn so với NT6. Hàm lượng phân compost bón tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của cây và tỉ lệ lây nhiễm coliforms và trứng giun trên rau.
 
LV (nguồn: Hội nghị ĐH Tài nguyên môi trường TP.HCM lần 1)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả