SpStinet - vwpChiTiet

 

Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hóa học đại cương ở đại học kỹ thuật

Bản đồ tư duy (BĐTD) là một sơ đồ được sử dụng để phác thảo thông tin một cách trực quan. Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn (ĐH CNTT và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên) và Trần Trung Ninh (ĐH Sư phạm Hà Nội) giới thiệu kỹ thuật dạy học sử dụng bản đồ tư duy khi dạy các bài thực hành Hóa học Đại cương ở các trường ĐH kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Theo đó, kỹ thuật dạy học với BĐTD gồm các bước: xác định kiến thức trọng tâm, xác định mục tiêu bài học, lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học, lựa chọn phương pháp kiểm tra và đánh giá sinh viên, thiết kế hoạt động dạy học theo BĐTD dựa vào phần mềm Mindjet Mindmanager Pro 8.0.

Kết quả điều tra thực nghiệm, so sánh việc sử dụng BĐTD với các phương pháp dạy học truyền thống trong thực hành hóa học cho thấy, việc sử dụng BĐTD là phương pháp giảng dạy tích cực, giúp giảng viên linh hoạt, tiết kiệm thời gian dạy, đồng thời giúp sinh viên phát huy tối đa sự sáng tạo, khả năng tư duy, ghi nhớ, kỹ năng hội họa, tạo tâm lý thoải mái và kích thích sự quan tâm trong học tập. Ngoài ra, sử dụng BĐTD còn giúp sinh viên hình thành các kỹ năng thực hành, thuyết trình và làm việc theo nhóm.

TN (Nguồn: TC KH&CN - Chuyên san KHTN-KT, số 06/2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả